Trong bài thơ "Hoàng đài qua từ" có câu: "Tam trích do tự khả, trích tuyệt bão man quy" - chỉ bằng vài từ đơn giản, Thái tử Lý Hiền đã lột tả một cách rõ ràng, chi tiết thói bạo ngược của vị Nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Nếu không nhờ có bài thơ này, thì có lẽ bí ẩn ngàn năm sẽ mãi mãi chẳng thể có được câu trả lời.
Trong quá trình phát triển của xã hội phong kiến cổ đại Trung Quốc, Võ Tắc Thiên được xem như một nhân vật vô cùng đặc biệt, bà đã thành công phá bỏ định kiến, sự phiến diện của quan niệm phong kiến cũ nát trong cách nhìn nhận người phụ nữ, thành công bước lên ngôi vị Hoàng đế, mở ra thời đại mới thuộc về riêng mình.
Khi các thế hệ sau tìm hiểu và phân tích Võ Tắc Thiên, đã có nhiều ý kiến bất đồng trong việc nhận định về hình tượng của bà.
Có người cho rằng, Võ Tắc Thiên có tài năng xuất sắc trong chính trị, trong thời gian bà trị vì đã đưa sự thống trị của nhà Đường lên đến đỉnh cao mới. Nhưng cũng có người cho rằng, Võ Tắc Thiên vì tranh đoạt quyền lực mà không tiếc hại người thân, sự tàn nhẫn và độc ác của bà không ai có thể sánh bằng.
Liên quan đến những hành động tàn ác của Võ Tắc Thiên, trong lịch sử cũng có nhiều nhận định khác nhau.
Thái tử Lý Hiền trước khi bị phế đã viết một bài thơ, bài thơ ấy đã bộc lộ rất rõ ràng đáp án của nghi án ngàn năm về con người Võ Tắc Thiên. Vậy bài thơ mà Thái tử Lý Hiển viết có nội dung gì? Điều gì được ẩn giấu sau những câu thơ ấy?
Ảnh minh họa.
CON NGƯỜI VÕ TẮC THIÊN
Tìm hiểu về lịch sử nhà Đường chúng ta có thể thấy được, ban đầu Võ Tắc Thiên cũng chẳng hề có ham muốn mãnh liệt với quyền lực, bấy giờ, bà vẫn chỉ là một Tài nhân nhỏ bé không đáng để ý tới trong hậu cung.
Thời gian Lý Thế Dân còn trị vì, ông không hề sủng ái Võ Tắc Thiên, nhưng sau khi Lý Thế Dân qua đời, Võ Tắc Thiên lại cùng con trai của Lý Thế Dân là Lý Trị nảy sinh tình cảm, cuối cùng trở thành một trong những vị phi tần của Lý Trị.
Trong bối cảnh xã hội bấy giờ, hành động của Võ Tắc Thiên rõ ràng đã phải chịu sự chỉ trích từ các vị đại thần trong triều, nhưng Lý Trị lại vẫn dành cho bà vô vàn sủng ái. Bỏ ngoài tai sự phản đối của các vị đại thần, Lý Trị vẫn quyết đưa Võ Tắc Thiên vào hậu cung của mình.
Thời gian trôi qua, quyền lực mà Võ Tắc Thiên nắm trong tay ngày một nhiều, dưới sự hướng dẫn của Lý Trị, Võ Tắc Thiên bắt đầu học cách xử lý việc triều chính.
Cứ như thế, dã tâm của người phụ nữ này ngày một bành trướng hơn. Vào những năm cuối đời của Lý Trị, Võ Tắc Thiên thậm chí còn đã nắm trong tay mọi quyền hành, mang phong thái như một vị Nữ Hoàng đế.
Mặc dù khi Lý Trị còn tại vị, đã phong Lý Hiền- con trai của mình và Võ Tắc Thiên lên làm Thái tử, nhưng Võ Tắc Thiên lại không hề muốn nhượng lại quyền lực trong tay. Cũng bởi vì như thế, nên giữa Võ Tắc Thiên và con trai bà – Lý Hiền vẫn luôn tồn tại mâu thuẫn, Lý Hiền đã trở thành vật cản lớn nhất trên con đường tranh đoạt quyền lực của Võ Tắc Thiên.
KẾT CỤC CỦA NGƯỜI CON TRAI NỔI DẬY CHỐNG LẠI MẸ ĐẺ
Về sau, suy nghĩ tạo phản của Lý Hiền ngày một rõ ràng, đến khi kế hoạch tạo phản của ông bị lộ ra, Lý Hiền bị phế truất danh hiệu Thái tử, bị trục xuất khỏi Trường An đi lưu đày. Không bao lâu sau, Lý Hiền bị ép phải tự sát, kết thúc một đời đầy sóng gió của mình.
Ảnh minh họa.
Sau khi vị trí Thái tử bị bỏ trống, Lý Hiển – một người con trai khác của Võ Tắc Thiên và Lý Trị được phong làm Thái tử. Sau khi Lý Trị bệnh nặng qua đời, Lý Hiển thuận lợi thừa kế ngôi báu, nhưng bấy giờ quyền lực quốc gia vẫn nằm trong tay Võ Tắc Thiên. Sau khi Lý Hiển lên ngôi được hai tháng, Võ Tắc Thiên phế truất ông, lập Lý Đán lên ngôi.
Với Võ Tắc Thiên, cho dù có đưa ai lên ngôi thì quyền lực vẫn sẽ nằm trong tay bà và đến cuối cùng Võ Tắc Thiên chính thức lên ngôi Hoàng đế, trở thành vị nữ Hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Trong quá trình nghiên cứu lịch sử giai đoạn này, các thế hệ sau đã đặt nhiều nghi vấn về cái chết của Lý Hiền, bởi vì suy cho cùng một phế thái tử cũng đã chẳng thể tạo thành uy hiếp gì đối với Võ Tắc Thiên nữa, vậy tại sao bà vẫn ép con trai mình vào đường cùng, khiến Lý Hiền không còn lựa chọn nào buộc phải tự sát?
Bắt nguồn từ sự tò mò với sự việc này, các chuyên gia thuộc các ngành liên quan đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu sâu về cuộc đời và cuộc sống của Lý Hiền, trải qua quá trình tìm kiếm, các chuyên gia đã phát hiện ra, vào thời gian Thái tử Lý Hiền bị phế, ông đã từng sáng tác bài thơ "Hoàng đài qua từ". Bài thơ đó như sau:
"Chủng qua hoàng đài hạ, qua thục tử ly ly.
Nhất trích sử qua hảo, tái trích sử qua hi.
Tam trích du tự khả, trích tuyệt bão man quy"
Dịch nghĩa:
"Trên dàn dưa vàng, trái chín đầy.
Mới hái còn tốt, càng hái càng thưa.
Hái sao cho còn, hái hết còn dây."
Ảnh minh họa.
Trong bài thơ này, Lý Hiền dùng hình ảnh dưa và người hái dưa để ví với hình ảnh con cái và cha mẹ (ở đây chính là chỉ Võ Tắc Thiên và các con của bà), hình ảnh hái dưa để ám chỉ hành động cốt nhục tương tàn.
Bài thơ ngắn gọn, súc tích, cũng không dùng những từ ngữ cao thâm khó hiểu, chỉ bằng vài từ ngữ đơn giản, Thái tử Lý Hiển đã lột tả một cách rõ ràng chi tiết thói bạo ngược của Nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên, đồng thời cho mọi người thấy được sự tuyệt vọng của bản thân trước lúc chết.
Từ đó về sau, mọi người đều đã hiểu rõ tại sao Võ Tắc Thiên buộc phải ép Lý Hiền vào con đường chết, nghi án ngàn năm về người phụ nữ độc đoán giết hại chính con đẻ của mình cuối cùng cũng được hé lộ.
Đối với Võ Tắc Thiên, nguyên nhân khiến bà phải làm vậy với Thái tử Lý Hiền cũng chỉ là vì muốn dọn sạch triệt để vật cản đường mình trên con đường theo đuổi quyền lực mà thôi.
Nếu như Lý Hiền không bị loại bỏ hoàn toàn thì con đường thượng vị của Võ Tắc Thiên vẫn sẽ vấp phải sự cản trở. Có thể thấy được rằng, vì để theo đuổi quyền lực, Võ Tắc Thiên không hề tiếc phải trả bất kỳ giá nào.
LỜI KẾT
Phân tích bài thơ trên, chúng ta có thể thấy rằng, là một Hoàng đế, Võ Tắc Thiên quả thực có rất nhiều thủ đoạn mà không thể để người khác biết. Nhưng bỏ qua những điều đó, công lao mà Võ Tắc Thiên đã xây dựng nên cũng không thể bị người đời xem nhẹ, bởi vì suy cho cùng, nếu không có sự lãnh đạo của Võ Tắc Thiên, thì xã hội nhà Đường cũng khó mà có thể phát triển lên đến đỉnh cao như vậy.
Ảnh minh họa.
Nhưng cho dù như thế cũng chẳng đủ để "tẩy trắng" cho những hành vi tàn nhẫn, ác độc của bà, bởi vì mỗi câu, mỗi chữ trong bài thơ "Hoàng đài qua từ" vẫn nhuốm máu, vẫn lột tả trần trụi những tội ác, sự tàn nhẫn vô tình của người phụ nữ này.
Nghiên cứu về Võ Tắc Thiên mới thấy được rằng, hình tượng của bà vô cùng phức tạp, bởi cho dù xét về công hay về tội thì đều là những chủ đề quan trọng luôn được các thế hệ sau chú ý đến.
Từ những nghiên cứu về Võ Tắc Thiên chúng ta rút ra được bài học rằng, khi đánh giá về một nhân vật lịch sử, chúng ta phải xét toàn diện, tổng thể vấn đề, tránh để những quan điểm phiến diện dẫn đến sai lầm khi đánh giá một nhân vật lịch sử.