HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay mới của Hải quân Hoàng gia Anh, với lượng giãn nước 65.000 tấn và chiều dài 280m.
Đây được xem là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử Hải quân Hoàng gia, được đặt theo tên nữ hoàng Queen Elizabeth I. Con tàu có chi phí 3,8 tỷ USD và mất 8 năm thi công.
Tuần trước, tàu Queen Elizabeth đã di chuyển tới cảng nhà ở Portsmouth. Tuy nhiên, theo dự kiến, sớm nhất là năm 2018, nó mới có đủ khả năng triển khai máy bay từ boong tàu.
Trong tương lai, Hải quân Anh sẽ tiếp nhận thêm một tàu sân bay nữa thuộc cùng lớp này, mang tên HMS Prince of Wales. Hiện con tàu đang trong quá trình thi công tại xưởng đóng tàu ở Fife, Scotland.
Theo ông Oleg Ponomarenko - chuyên gia tại Trung tâm tư vấn chính trị (ở Nga), chiếc tàu sân bay mới của Anh vẫn còn rất lâu mới sẵn sàng hoạt động.
"Nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth vẫn chưa sẵn sàng hoạt động. Các phi công Anh đang được đào tạo tại Mỹ. Họ sẽ có 14 tiêm kích hạm vào cuối năm nay. Hiện con tàu này chỉ có thể vận hành phiên bản cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B.
Tất nhiên, họ có thể sử dụng thêm các máy bay Harrier thế hệ cũ, nhưng đây không phải lựa chọn tối ưu. Sẽ mất thêm nhiều thời gian nữa để chiếc tàu sân bay này có thể hoạt động đầy đủ. Sắp tới, có thể con tàu sẽ trải qua các đợt thử nghiệm mới" - ông Ponomarenko nói trên Đài phát thanh Sputnik.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon đã hết lời tán dương chiếc tàu sân bay mới và có những lời bình luận khiếm nhã về tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga.
"Khi mọi người nhìn vào con tàu Kuznetsov cũ kỹ và đổ nát đi ngang eo biển Anh cách đây vài tháng, tôi cho rằng người Nga sẽ ghen tị khi thấy con tàu đẹp đẽ của chúng ta (chỉ HMS Queen Elizabeth)" - Tờ Telegraph dẫn lời Bộ trưởng Fallon.
Phản bác trước tuyên bố trên, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov dè bỉu rằng những phát biểu của Bộ trưởng Fallon thể hiện "sự dốt nát toàn diện về khoa học quân sự hải quân". Theo ông Konashenkov, tàu HMS Queen Elizabeth chỉ là "một mục tiêu to xác dễ xơi".
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. Ảnh: AP
Về phần mình, ông Ponomarenko cho rằng thật vô nghĩa khi so sánh hai con tàu, bởi chúng có ý tưởng thiết kế khác nhau để phục vụ mục đích tác chiến riêng. Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng chỉ ra một lợi thế quan trọng mà tàu sân bay của Nga hơn hẳn tàu HMS Queen Elizabeth.
"Tàu Admiral Kuznetsov có một lợi thế lớn. Nó là tuần dương hạm tên lửa mang máy bay, tức là nó có cả một kho vũ khí phòng thủ và một số vũ khí tấn công" - Vị chuyên gia nói.
Ngoài các loại vũ khí chống tàu nổi/tàu ngầm, phòng không, theo Hải quân Nga, đến năm 2018, tàu Admiral Kuznetsov có thể sẽ được lột xác với gói nâng cấp cực tối tân, đặc biệt là tên lửa siêu thanh Zircon - loại vũ khí khiến tàu HMS Queen Elizabeth trở nên vô dụng.
Tờ Independent dẫn nguồn tin từ Hải quân Hoàng gia Anh cho biết, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ không thể tự bảo vệ trước tên lửa siêu thanh chống tàu Zircon của Nga. Loại tên lửa này có tốc độ đến 6 Mach và sau khi nâng cấp thậm chí chúng sẽ đạt tới 8 Mach hoặc nhanh hơn nữa.
Với tốc độ này, các tên lửa phòng thủ chống tên lửa trên tàu sân bay và cả tàu hộ tống Anh chỉ có thể đứng nhìn