Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Tổng thống Mỹ Joe Biden trong thượng đỉnh Geneva. Ảnh: Getty
Theo hãng CNN, Mỹ từng cáo buộc Nga thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm vào hạ tầng, năng lượng và chuỗi cung ứng thực phẩm của Mỹ trước thượng đỉnh. Một tuần trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Biden, tờ Washington Post đã dẫn tin Nga có kế hoạch đưa hệ thống vệ tinh trinh sát đến Iran.
Bất kỳ sự cố nào cũng là lý do chính đáng để Tổng thống Biden hủy bỏ thượng đỉnh Geneva. Tuy nhiên, thượng đỉnh vẫn diễn ra. Giới quan sát nhận định thượng đỉnh mang đến tín hiệu tích cực và mang tính xây dựng cho hai nước. Hình ảnh hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ bắt tay và ngồi đối diện nhau trò chuyện có lẽ được xem là đắt giá nhất.
"Sau thượng đỉnh, Tổng thống Putin đã giành được chiến thắng lớn nhất. Với ông Putin, thượng đỉnh không chỉ là cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo đứng đầu hai nước mà còn nâng tầm vị thế Nga với thế giới", ông Kasparov - Chủ tịch của Tổ chức Nhân quyền và là chủ tịch Hội đồng quốc tế cho biết.
Tổng thống Putin là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn trên trường thế giới và duy trì mối quan hệ thương mại và kinh tế lớn với phương Tây. Thách thức thực sự đối với Nga hiện tại có lẽ là mất đi sự ủng hộ của Washington.
Về phía chính quyền Tổng thống Biden, Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết thượng đỉnh là cơ hội trao đổi giữa hai Tổng thống Nga và Mỹ, thúc đẩy tìm kiếm tiếng nói chung giữa hai bên. Sau thượng đỉnh, giới quan sát dành nhiều lời có cánh đối với Tổng thống Biden, rằng ông có kinh nghiệm ngoại giao và đã tìm kiếm tiếng nói chung với Nga sau các căng thẳng.
Tuy nhiên, theo ông Kasparo, thượng đỉnh chưa thể giải quyết các vấn đề tồn tại như Ukraine, tấn công mạng thông qua định hướng bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.