Clip đặc biệt: Nhiệm vụ khó khăn của thủy thủ tàu ngầm Nga

QS |

Theo Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga vừa đăng tải một video đặc biệt để kỷ niệm Ngày thủy thủ tàu ngầm (19/3).

Cách đây 111 năm, vào ngày 19/3/1906, Nga Hoàng Nicholas II đã ban hành sắc lệnh phân loại tàu ngầm thành một hạng mục tàu chiến độc lập.

Biên chế thành phần Hạm đội khi đó được bổ sung 10 tàu ngầm. Tàu ngầm đầu tiên của quân đội Hoàng gia Nga có tên Delfin, được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Baltic.

Ngày nay, các tàu ngầm là thành phần then chốt trong lực lượng hạt nhân chiến lược của hải quân Nga, đảm bảo tiềm năng vững chắc phòng thủ đất nước.

Nhiệm vụ hàng đầu của các thủy thủ tàu ngầm gắn liền với bảo vệ chủ quyền quốc gia, nền tự do và độc lập của nước Nga trước bất cứ mối đe dọa xâm lược. Các chiến sĩ tàu ngầm Nga luôn trong tư thế sẵn sàng trực chiến giáng đòn trả đũa.

Video đặc biệt kỷ niệm Ngày thủy thủ tàu ngầm Nga. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga

Để vào được lực lượng phục vụ trên tàu ngầm phải là những chiến binh ưu tú nhất. Hiện nay ở Nga đã có các trung tâm đào tạo thủy thủ đoàn tàu ngầm theo các chuyên ngành riêng, như trung tâm đào tạo thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân ở cảng Baltic.

"Tin thần thép" và "tình đoàn kết keo sơn một nhà" là yêu cầu bắt buộc đối với lính tàu ngầm, bởi họ phải sống với nhau suốt thời gian dài vài tháng trong một không gian hẹp và gần như mất ý niệm thời gian.

Thủy thủ đoàn tàu ngầm thường không quá 150 người, trong đó gần 30 sĩ quan. Người chỉ huy biết tất cả về cấp dưới của mình. Còn trên tàu tuần dương với đoàn thủy thủ 500-700 người, người chỉ huy có khi chỉ biết các cấp dưới trong phạm vi hẹp.

Một khi tàu ngầm lặn và bắt đầu hoạt động lặng thầm thì mỗi thủy thủ đều phải tuân thủ răm rắp nhiệm vụ của mình. Giờ đây ý niệm thời gian sẽ mất đi. Họ chỉ biết ngày hay đêm tùy theo ánh đèn vàng (ban ngày) hay đèn đỏ dịu (ban tối).

Clip đặc biệt: Nhiệm vụ khó khăn của thủy thủ tàu ngầm Nga - Ảnh 2.

Không gian trên tàu ngầm rất chật hẹp, do vậy tuân thủ mệnh lệnh là điều bắt buộc và phải thực hiện đúng. Ảnh: AFP

Chuyện ăn uống cũng luôn là điều quan trọng đối với thủy thủ tàu ngầm. Có thể nói ăn ngon miệng là cách để họ duy trì tinh thần sảng khoái và sức khỏe.

Trên tàu Nga, các sĩ quan, hạ sĩ quan và lính thủy trong tàu đều ăn uống theo khẩu phần như nhau tại cùng một khoang bếp. Tưởng chừng đó là chuyện vặt vãnh. Nhưng không, điều này có ý nghĩa tinh thần to lớn. Thủy thủ đoàn của tàu ngầm là một gia đình lớn, cuộc sống của mọi thành viên đều phụ thuộc vào mỗi người.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại