Leopoldville, ngày 30 tháng 6 năm 1960. Với việc tuyên bố giành độc lập, cuối cùng DRC đã thoát ra khỏi những đêm trường của lịch sử thực dân. Một hệ thống song phương mới mẻ đã được thiết lập với một nguyên thủ quốc gia lắm mưu kế tưởng như không thể xuyên thủng, Joseph Kasavubu, cùng một Thủ tướng đầy lôi cuốn khó mà dự đoán trước được: Patrice Lumumba.
Trong các quán rượu, người người nhảy theo điệu nhạc Independence Cha Cha, nhưng cái sự hưng phấn đó chỉ tồn tại trong một đỗi ngắn. Ngày 5 tháng 7 năm 1960, một cuộc binh biến đã nổ ra ở trại Thysville (Mbanza-Ngungu) và rồi thì nó lan tới thủ đô.
Không còn hoài nghi gì nữa, đây không những liên quan đến vấn đề lương bổng mà còn là một cuộc nổi dậy chống lại sự hiện diện của Bỉ tại DRC thông qua các hiệp định song phương. Đối với quân đội và Tướng Émile Janssens (vị tư lệnh tối cao) người trơ tráo huỵch toẹt rằng độc lập chả có ý nghĩa gì.
Đến ngày 11 tháng 7 năm 1960, tỉnh Katanga giàu có (nơi có sự thống trị của Liên minh khai thác mỏ Bỉ) đã tuyên bố ly khai dưới sự lãnh đạo của Mose Tshombe. Nam Kasai cũng đe dọa sẽ làm như vậy. Quốc gia non trẻ chỉ chực nổ súng.
Sau khi Thủ tướng Lumumba chết, Mobutu phục hồi Joseph Kasa-Vubu làm Tổng thống Congo, còn bản thân vẫn duy trì vị trí Thống lĩnh quân đội nước này. Ảnh nguồn: Jeune Afrique.
Mật lệnh từ Washington
Chính trong bối cảnh căng thẳng đó, trưởng trạm CIA mới đã hạ cánh ở bãi biển Leopoldville vào ngày 10 tháng 7 năm 1960. Là một điệp viên CIA kể từ năm 1949, Lawrence (Larry) Devlin là một gã cứng rắn và dày dạn kinh nghiệm. Vỏ bọc của Devlin là một lãnh sự bình thường, và ông chủ của Devlin là Đại sứ Mỹ, Clare Timberlake.
Bộ đôi cùng được cấp trên ở Washington chia sẻ một tin gay cấn: “Thủ tướng Lumumba, một nhà dân tộc chủ nghĩa Kasai kiêm đồng sáng lập ra Phong trào quốc gia người Congo (CNM) quyền lực là một nhân vật nguy hiểm”. Với sự quyết tâm tối đa, Devlin bắt đầu vạch ra kế hoạch chiêu mộ một số lãnh đạo chính trị gia nổi tiếng ở Congo, quan trọng là những người này đã có sự thù địch, chống đối với Thủ tướng Lumumba.
Suốt tháng 7 năm 1960, tình hình mỗi lúc một xấu đi. Ở Matadi thuộc duyên hải biển Đại Tây Dương, lính dù Bỉ đã được triển khai nhằm bảo vệ đồng bào của họ thoát khỏi quân đội Congo được trang bị vũ khí hạng nặng.
Ngày 13 tháng 7 năm 1960, Thủ tướng Lumumba tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bỉ và dọa sẽ gọi cho Liên Xô can thiệp nếu các nước phương Tây không cuốn gói. Đến ngày 17 tháng 7 năm 1960, một đội quân gìn giữ hòa bình đầu tiên của Liên Hiệp Quốc (UN) được dẫn đầu bởi Tướng Alexander, người Anh, đã hạ cánh xuống sân bay NDjili. Tướng Alexander mỉa mai: “Giới chính trị gia Congo vẫn chưa leo cây xuống”.
Ngay giữa cuộc bạo động và cướp bóc này, người Mỹ bị ám ảnh bởi Thủ tướng Lumumba hơn lúc nào hết. Không chỉ thủ tướng các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Tiệp Khắc, Trung Quốc, CHDC Đức, Ghana, Guinea ủng hộ Lumumba, mà theo CIA đến cả đoàn tùy tùng của ông cũng “đầy ắp điệp viên KGB”.
Khi biết tin tạp chí TIME danh tiếng đang có kế hoạch xuất bản một câu chuyện trên trang bìa về Patricia Lumumba, đại sứ Timberlake đã cảnh báo người đồng cấp ở Bỉ và người này đã gọi điện cho bạn mình là Henry Luce (chủ nhân tạp chí TIME).
Kết quả: Lumumba rơi khỏi trang bìa trong sự nhân danh lợi ích tối cao của Mỹ. Trong một tin nhắn gửi cho tổng hành dinh CIA, điệp viên Devlin đã viết: “Patrice Lumumba sinh ra để làm cách mạng, nhưng ông ta không có đủ phẩm chất để triển khai quyền lực khi đã nắm giữ nó. Chẳng chóng thì chầy, Moscow sẽ nắm quyền. Lumumba tin rằng mình có thể thao túng Liên Xô nhưng chính họ mới là người giật dây”.
Vào ngày 26 tháng 8 năm 1960, Allen Dulles, giám đốc CIA đã phúc đáp: “Nếu Lumumba tiếp tục cầm quyền thì hậu quả sẽ là hỗn loạn, và tệ nhất là quyền lực sẽ rơi vào tay những người cộng sản, viễn cảnh đó sẽ tạo ra những hệ quả tai hại cho uy tín của UN cùng lợi ích của thế giới tự do.
Do đó việc sa thải Lumumba là mục tiêu cấp bách và ưu tiên đối với ông (Devlin)”. Trong lúc đại sứ Timberlake đang cố gắng thuyết phục Tổng thống Kasavubu cách chức Lumumba (điều này yêu cầu một cuộc bỏ phiếu của quốc hội) thì Devlin âm thầm làm suy yếu quyền lực của Thủ tướng Congo.
Với sự tiếp tay của những kẻ kích động đã được thuê sẵn từ trước đó (Devlin đã chi số tiền 100.000 USD, một số tiền khá lớn tại thời điểm đó) và trưởng trạm CIA đã tổ chức những cuộc biểu tình chống lại Lumumba mà hậu quả thường dẫn đến bạo lực. Vào ngày 5 tháng 9 năm 1960, Tổng thống Kasavubu đã sa thải Lumumba và thay thế bằng Joseph Ileo làm Thủ tướng mới.
Tuy nhiên, Lumumba đã phản công, từ chối rời ghế và giành được sự ủng hộ của quốc hội. CIA tin rằng đã đến lúc hạ màn kịch: một cuộc đảo chính thực sự.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Dag Hammarskjold, người bị CIA gây sức ép không ra tay giải cứu Lumum Ảnh nguồn: Wikipedia
Lật kèo
Lại ngay trong lúc dầu sôi lửa bỏng bỗng xuất hiện nhân vật khó hiểu: Joseph-Désiré Mobutu. Con người này không quá xa lạ với người Mỹ, nhưng họ hiểu nhầm động cơ của ông ta.
Một mặt, họ coi Mobutu là thành phần ôn hòa, có năng lực và thân phương Tây; mặt khác, người Mỹ không hề hay biết rằng Mobutu là một trong những cộng tác viên thân cận nhất của Thủ tướng Lumumba và đang nắm cương vị là Ngoại trưởng và sau đó là Tham mưu trưởng quân đội Congo.
Nói tóm lại, vị đại tá trạc 30 tuổi là một ẩn số. Một tối nọ vào đầu tháng 9 năm 1960, điệp viên Devlin đã gặp Tổng thống Kasavubu tại tư dinh. Trong lúc Devlin đang chờ đợi ở phòng khách thì Mobutu đột nhiên xuất hiện và vào đề: “Tôi cần nói chuyện rất nhiều với ông. Tôi đã chán ngấy với các trò đấu đá chính trị, đây không phải là cách chúng tôi xây dựng một Congo dân chủ, độc lập và mạnh mẽ”.
Tại thời điểm cuộc trò chuyện này diễn ra, Ngoại trưởng Bomkoko (người mà điệp viên Devlin xem là một trong các điệp viên của mình, đã tiến vào thông qua cửa hậu). Trước khi ngồi xuống bên cạnh đại tá Mobutu, Bomkoko đã trao cho Devlin một mẩu giấy nhỏ được gấp làm đôi, trên đó viết: “Hãy giúp ông ta (Mobutu)”.
Bị thuyết phục, trạm trưởng CIA (Devlin) đáp: “Tôi có thể đảm bảo với các ông rằng người Mỹ sẵn sàng công nhận chính phủ chuyển tiếp được hình thành từ dân sự”. Cuối cùng, Mobutu đề nghị: “Tôi cần 5.000 USD cho các sĩ quan của mình: nếu cuộc đảo chính thất bại, gia đình họ sẽ nhẵn túi”.
Yêu cầu của Mobutu được chấp thuận. Vào ngày 14 tháng 9 năm 1960, Mobutu lên cầm quyền lần đầu tiên. Lumumba bị bắt giữ, một chính phủ dân sự mà Bomboko vẫn tại vị với chức vụ Ngoại trưởng, đã được bổ nhiệm. Các mối quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc và Tiệp Khắc đã chấm dứt.
Nhưng nan giải vẫn chưa dứt. Mobutu, người đã quản thúc Tổng thống Kasavubu vốn trên thực tế là nguyên thủ quốc gia. Và Devlin ngay lập tức ra mặt chỉnh sửa khi nói với Mobutu: “Ông gặp rắc rối lớn về tính hợp pháp rồi, nhất là khi ông giải tán quốc hội. Hãy phục hồi ngay quyền lực cho Kasavubu”.
Ít nhất 3 lần vào các tuần sau khi diễn ra cuộc đảo chính, CIA đã điền thêm một trong những người cung cấp thông tin vốn là tùy tùng của Lumumba, Pierre Mulele, nhằm cho phép Mobutu ngăn chặn các âm mưu ám sát.
Bản thân điệp viên Devlin từng vô hiệu hóa một kẻ giết người khi tay này thăm người bạn của mình ở trại Kokolo. Điều này tạo ra một liên kết: Devlin không còn phải giấu giếm sự ngưỡng mộ của mình đối với Mobutu. Sau tất cả, vây quanh Mobutu là những nhân vật có thế lực.
Ông ta là thành viên của “tổ chức Binza”, những người đóng vai trò cố vấn cho Mobutu, họ có thể là “bạn bè” của CIA, hoặc được chiêu mộ: Bomboko, Adoula và Giám đốc an ninh quốc gia mới Victor Nendaka – một cánh tay mặt cũ của Lumumba.
Lại nói về Lumumba. Dù bị quản thúc nhưng cựu Thủ tướng vẫn chưa thể ra khỏi tư dinh. Tồi tệ hơn, trong mắt của CIA, đó là Lumumba được bảo vệ bởi những người giữ hòa bình của UN.
Rajeshwar Dayal, người đại diện cho Tổng thư ký UN-Dag Hammarskjld ở Leopoldville, người bị Mỹ cho là rất đáng ngờ và nghe phong thanh rằng binh lính Congo sẽ được thay thế bởi những người của UN.
Vào ngày 19 tháng 9 năm 1960, điệp viên Devlin nhận một mật lệnh từ Tổng hành dinh Langley (của CIA) có đoạn viết: “Từ Paris, Joe sẽ đáp xuống Leopoldville vào ngày 27 tháng 9; chắc chắn anh ta sẽ liên hệ với anh, và hai người phải phối hợp với nhau”.
Vào cái ngày đã định, Devlin cùng điệp viên tên “Joe” đã gặp nhau tại một quán rượu và sau đó là ở trong một ngôi nhà bí hiểm. Về nhân thân của “Joe” thì ông ta là một nhà hóa học làm việc cho CIA, người này đã mang cả một đống thuốc độc nhằm “thanh trừng” Lumumba.
Ngày 27 tháng 11 năm 1960, vào một đêm giông bão, Lumumba bí mật rời thủ đô và chuyển đến thành trì của ông là Stanleyville (ngày nay là Kisangani). Nhưng vài ngày sau đó, ông đã bị bắt ở Kasai, bị đánh bầm dập và bị điệu trở lại Leopoldville trước khi bị giam giữ trong doanh trại Thysville.
Dayal vật nài Hammarskjld nhằm cho phép đội giữ gìn hòa bình của Ghana (thuộc UN) thực hiện một cuộc giải cứu. Nhưng vị Tổng thư ký dưới áp lực của người Mỹ đành bất lực. Trong âm mưu này, chí ít việc dùng thuốc độc đã bị bỏ rơi.
Larry Devlin, Trưởng trạm CIA ở Congo, người từng nhận mật lệnh của Eisenhower nhằm ám sát Lumumba, nhưng kế hoạch đó bị bỏ rơi. Ảnh nguồn: New York Times.
Độc kế của CIA
Khi nghe tin Lumumba bị bắt, những người bạn đồng hành của ông là các nhà cách mạng Antoine Gizenga, Mulele, Anicet Kashamura… từ tỉnh Orientale đến Bắc Katanga và qua ngả Nam Kivu, đã tổ chức cuộc phản công. Người Mỹ đã nghĩ ra một độc kế. Ngày 13 tháng Giêng năm 1961, trại lính Thysville (nơi Lumumba bị giam giữ) đã nổ ra một cuộc binh biến.
CIA giả vờ cho rằng binh sĩ đang có ý đồ phóng thích cựu thủ tướng. Ở Leopoldville, toàn bộ chính phủ mới rơi vào hoảng loạn (ngoại trừ Mobutu và Nendaka, đang ở Thysville). Lại một lần nữa Mobutu đối đầu với quân đội và hạ lệnh bắt Lumumba.
Ông Lumumba bị quăng lên máy bay chở đến Elisabethville (nay là Lubumbashi), thủ phủ của tỉnh Katanga theo chủ nghĩa ly khai. Với khuôn mặt sưng tấy, người ta nhìn thấy ông đến sân bay vào ngày 17 tháng Giêng. Cùng ngày hôm đó ông đã bị xử bắn.
Đến ngày 20 tháng Giêng tại Washington, Tổng thống John Kennedy lên cầm quyền. Tại Langley, cả đám khả ố chúc tụng cho rằng chính phủ mới của Congo sẽ không phải bận tâm giải quyết về ông Lumumba nữa.