Chuyên viên PGD nơi lập kỳ tích thoát nghèo ở Hậu Giang nói về cách dạy làm giàu của Đặng Lê Nguyên Vũ

Thu Hường - Ảnh: Trung Nguyên Legend |

"Không phải chỉ có 5 cuốn sách dạy kỹ năng sống, dạy làm giàu, ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn truyền đến học sinh nghèo tinh thần phụng sự để các em có thêm sức mạnh nội lực chinh phục khát vọng khởi nghiệp, kiến quốc".

Theo Hành trình Từ Trái Tim đến với Hậu Giang, chúng tôi bất ngờ về câu chuyện thoát nghèo bền vững ở huyện Châu Thành A. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo ở đây là 31%, nhưng nay sau gần 8 năm xây dựng nông thôn mới, con số này ước chừng chỉ còn 4% hộ nghèo (trích báo cáo Cục thống kê Hậu Giang 2019).

Một trong những xã đi đầu về việc xây dựng nông thôn mới là Trường Long Tây với mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa. Điểm đặc biệt của nó là có sự gắn kết giữa 4 nhà (nhà nông - nhà khoa học - nhà nước và doanh nghiệp). Thống kê năm 2017, toàn xã có 613ha lúa. Bên cạnh đó, mô hình nuôi dê lấy sữa, trồng cây ăn trái cũng đã và đang đóng góp hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế.

Có được điều đó, một phần không nhỏ là tinh thần thượng tôn tri thức của người dân. Hiếm có nơi nào, nhiều bậc phụ huynh mỗi ngày làm mướn chỉ kiếm được 30-40 ngàn nhưng vẫn sẵn sàng nuôi 2 con ăn học. Và trong "ngày hội" trao tặng sách nền tảng đổi đời do Trung Nguyên Legend tổ chức, họ đã tạm gác mọi việc, lái ghe đưa con tới nhận sách.

"Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ tặng sách, cái quý nhất mà ông gửi đến mọi người là giấc mơ làm giàu kiến quốc"

Có 2 người anh em sinh ra trong một gia đình bần nông. Người anh nghĩ rằng, ngày sau khi lớn lên, anh ta cũng sẽ đi cày ruộng giống như cha mẹ mình. Quả nhiên suốt cuộc đời, anh ta mãi mãi là một người nông dân. Còn người em mơ trở thành triệu phú ngành nông nghiệp, đem máy móc, khoa học kỹ thuật áp dụng trên cánh đồng, tạo ra những sản vật nổi tiếng khắp năm châu... Ngày sau lớn lên, anh ta trở thành một ông chủ giàu có.

2 giấc mơ khác nhau đã kiến tạo 2 cuộc đời khác nhau dù rằng khi sinh ra và lớn lên, họ đều có chung một vạch xuất phát. Người có khát vọng lớn, đau đáu vì nó sẽ luôn tìm cách để thực thi. Con người hơn nhau là ở chỗ, ngay từ khi còn trẻ, họ dám ươm mầm giấc mơ lớn hay nhỏ. Rất nhiều người nghèo vì họ thiếu ước mơ và cũng không có đủ hiểu biết để dám nghĩ đến điều lớn lao. 

"Nếu như người dân Trường Long Tây ai cũng chỉ thu mình trong cuộc sống với tay xuống nước bắt cá, vươn lên cây hái quả sống qua ngày thì có lẽ, toàn xã hay toàn huyện Châu Thành A sẽ không thể phát triển như bây giờ", anh Nguyễn Minh Vương (Chuyên viên phòng giáo dục huyện Châu Thành A) bắt đầu câu chuyện khi nói về sự trỗi dậy kinh tế ở huyện mình.

Chuyên viên PGD nơi lập kỳ tích thoát nghèo ở Hậu Giang nói về cách dạy làm giàu của Đặng Lê Nguyên Vũ - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Minh Vương cảm kích tấm lòng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Trung Nguyên Legend.

Theo anh Vương, sự trỗi dậy của mỗi cá nhân hay địa phương và rộng hơn là cả quốc gia dân tộc, bắt nguồn từ những giấc mơ, khát vọng. Khát vọng càng lớn, thành công càng nhiều. Huyện Châu Thành đã có nhiều bước tiến nhưng nếu muốn đi xa hơn, người dân cần có nhiều khát vọng lớn hơn nữa. Và, muốn có khát vọng lớn, nhất định phải có nền tảng tri thức dày.

"Vì thế tôi rất vui mừng khi Hành trình Từ Trái Tim đã tới đây trao 5 đầu sách quý, giúp đánh thức khát vọng lớn cho học sinh vùng sông nước Hậu Giang".

Theo anh Vương, 5 đầu sách gồm Khuyến học, Đắc nhân tâm, Nghĩ giàu làm giàu, Quốc gia khởi nghiệp, Không bao giờ thất bại tất cả là thử thách... đều rất ý nghĩa. Mỗi cuốn có giá trị riêng. Tuy nhiên, cái quý nhất mà Hành trình Từ Trái Tim mang đến lại không chỉ là 5 cuốn sách nền tảng đồi đời, mà còn là trái tim và tấm lòng thiện lành của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

"Theo tôi hiểu, thông qua chương trình tặng sách, ông Vũ muốn khơi dậy khát vọng làm giàu, kiến quốc. Thứ ông trao tặng không chỉ là tri thức mà muốn tặng họ những giấc mơ lớn lao. Ông tin rằng, ai cũng có quyền được ước mơ, được xây đắp khát vọng. Ai cũng có thể thành công nếu có khát vọng đủ lớn... 

Khi ta đau đáu với khát vọng của mình, ta sẽ chịu đọc sách, học hỏi, tìm đủ mọi cách thực thi. Thông qua những cuốn sách, ông muốn truyền đến cách hiện thực khát vọng nhưng trước hết, muốn thực thi được thì phải có nền tảng là những giấc mơ thiện lành.

Hơn nữa, Hành trình này cũng thể hiện tâm huyết của một người chủ doanh nghiệp thành đạt muốn phụng sự xã hội. Tấm gương, nhiệt huyết của ông sẽ là những điều đáng để học sinh nơi đây học hỏi".

Chuyên viên PGD nơi lập kỳ tích thoát nghèo ở Hậu Giang nói về cách dạy làm giàu của Đặng Lê Nguyên Vũ - Ảnh 3.

Chị Nguyễn Thị Cót tạm gác việc, chở ghe đưa con đến nhận sách.

Đi ghe gần 1 giờ đến nhận sách và những lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Hành trình Từ Trái Tim

Hành trình Từ Trái Tim có mặt tại trường Tiểu học Trường Long Tây vào sáng thứ Bảy. Dù không phải ngày đi lớp nhưng rất nhiều học sinh vẫn có mặt ở đây chờ nhận những cuốn sách quý.

Chị Nguyễn Thị Cót, một phụ huynh ở đây cho biết, sáng nay, chị đã bỏ hết mọi việc lái ghe đi suốt gần 1 giờ đưa con tới trường nhận sách.

"Tụi nhỏ rất mê sách nhưng thư viện thì ít sách hay mà ở đây đi lại toàn trên sông nước nên việc mua sách cũng khó khăn. Nghe nói có Hành trình Từ Trái Tim đến tặng sách, từ hôm qua, nhỏ nhà tui đã háo hức đòi mẹ chở ghe đến trường".

Chị Cót tâm sự, kinh tế Trường Long Tây dù đã phát triển hơn xưa rất nhiều nhưng cuộc sống người dân vẫn còn khá khó khăn. Ngoài vụ lúa, hàng ngày các hộ gia đình đều sống dựa vào nghề làm mướn tự do, thu nhập chỉ vài chục ngàn/ ngày. Tuy nhiên, hầu hết họ đều ý thức được vai trò của việc học nên rất khuyến khích các con tới trường và chăm đọc sách.

Cô Nguyễn Ngọc Anh Thư (giáo viên Tổng phụ trách đội) chia sẻ: "Hầu hết học sinh ở đây đều khát khao, truy cầu tri thức. Nhưng vì quá khó khăn, một số em vẫn phải bỏ học, theo cha mẹ đi làm xa khi vừa hết cấp 2, 3".

Vì thế, cô Thư rất cảm ơn Hành trình Từ Trái Tim đã trao đến trường những cuốn sách quý. Ở lứa tuổi tiểu học, có thể các em chưa thấm nhuần hết tư tưởng, nội dung các cuốn sách này nhưng nó rất có ích cho các bậc phụ huynh.

"Rất mong là sau khi đọc xong những đầu sách này và được chương trình đến thăm hỏi, động viên, các bậc phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn sẽ biết xây dựng cho con em mình ước mơ lớn, sẽ biết trân trọng tri thức hơn và hướng cho con em sự học thực chất hơn".

Khi tiếp tục đồng hành cùng chương trình Hành trình Từ Trái Tim đến với Hậu Giang, chúng tôi bất ngờ nhận được tin nhắn của các em học sinh ở Cà Mau nói lời cảm ơn.

Bạn Thúy Duy (trường THCS Phong Điền) - cô gái mơ làm hướng dẫn viên du lịch được tiếp thêm năng lượng nhờ tấm gương Chung Ju Yung (đọc chi tiết) chia sẻ: "Chỉ hơn 1 ngày qua em đã đọc gần hết cuốn sách mà hành trình trao tặng. Thực sự rất biết ơn chương trình đã tặng cuốn sách quý như vậy. Tấm gương, khát vọng của Chung Ju Yung sẽ là bài học soi sáng cho em trong suốt cuộc đời, mỗi khi gặp khó khăn, nhất định em sẽ nhớ tới cuốn sách này".

* Cùng với hoạt động trao sách tại trường tiểu học và khu dân cư Trường Long Tây, ngày 21/9, Hành trình Từ Trái Tim đã đến trao sách và tổ chức tọa đàm văn hóa đọc, chia sẻ hệ thức thành công tại Thư viện tỉnh Hậu Giang và trường ĐH Võ Trường Toản.

Chuyên viên PGD nơi lập kỳ tích thoát nghèo ở Hậu Giang nói về cách dạy làm giàu của Đặng Lê Nguyên Vũ - Ảnh 6.

Cùng ngày, đoàn đã chia đội di chuyển về Hà Tiên và Rạch Giá, Kiên Giang. Trong ngày 22/9, đoàn sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa tại 2 tỉnh Kiên Giang trước khi di chuyển đến các tỉnh khác thuộc ĐBSCL.

Chuyên viên PGD nơi lập kỳ tích thoát nghèo ở Hậu Giang nói về cách dạy làm giàu của Đặng Lê Nguyên Vũ - Ảnh 7.
Chuyên viên PGD nơi lập kỳ tích thoát nghèo ở Hậu Giang nói về cách dạy làm giàu của Đặng Lê Nguyên Vũ - Ảnh 8.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại