Chuyên gia Ukraine 'khoe' vũ khí có thể tấn công vào tàu Nga

Thanh Bình |

Chuyên gia quân sự Ukraine Mikhail Zhirokhov trong một cuộc phỏng vấn với ấn phẩm Delovaya Stolitsa cho rằng tên lửa chống hạm hành trình R-360 Neptune mới có thể tiếp cận tàu Nga ở Novorossiysk.

Chuyên gia quân sự Ukraine Mikhail Zhirokhov trong một cuộc phỏng vấn với ấn phẩm Delovaya Stolitsa cho rằng tên lửa chống hạm hành trình R-360 Neptune mới có thể tiếp cận tàu Nga ở Novorossiysk.

Cụ thể, theo ông Zhirokhov, việc xuất hiện của một tên lửa như vậy được cho là “sự mở rộng cho cỗ máy quân sự Ukraine” có khả năng đánh trúng mọi mục tiêu xung quanh Crimea và từ bờ biển Azov, cũng như nơi các tàu Nga neo đậu ở vùng lân cận cảng Novorossiysk.

Ngoài ra, ông Zhirokhov nhận định, đầu đạn của tên lửa Ukraine thuộc dự án “Hải Vương Tinh” có thể có khả năng chống ồn lớn hơn và nhiều tính năng hơn so với đối tác X-35 của Liên Xô cũ.

Tuy nhiên, chuyên gia Zhirokhov lưu ý, hiện nay tình trạng tài chính của Ukraine khiến việc sản xuất hàng loạt tên lửa R-360 Neptune gặp khó khăn. Ông Zhirokhov cho biết, nhà máy nhiên liệu rắn duy nhất cho khu phức hợp trong nước đã ngừng hoạt động.

Đồng thời, ông Zhirokhov tin rằng sự xuất hiện của các tổ hợp như vậy trong lực lượng vũ trang sẽ cho phép giới lãnh đạo chính trị - quân sự Ukraine thực hiện chính sách quyết liệt hơn nhiều ở Biển Đen và Biển Azov.

Được biết, toàn bộ tổ hợp R-360 Neptune bao gồm cơ cấu phóng USPU-360, thùng chứa tên lửa TPK-360, xe phát điện TZM-360 cùng với phương tiện vận tải TM-360. Tên lửa hành trình R-360 Neptune có đầu đạn nặng 150 kg, tầm bắn lên tới 280 km và tốc độ khoảng 900 km/giờ.

Trước đó, vào cuối tháng 5, Tập đoàn công nghiệp Quốc phòng “Ukroboronprom” của Ukraine thông báo đã thử nghiệm thành công tổ hợp tên lửa chống hạm ven biển với tên lửa hành trình R-360 Neptune. Các cuộc phóng thử thành công tổ hợp tên lửa RK-360MTs với tên lửa chống hạm Hải Vương tinh có tầm bắn lên tới 300 km đã diễn ra tại trường bắn thuộc thành phố Odessa, Ukraine.

Theo một số dữ liệu, tên lửa R-360 được trang bị đầu đạn, cho phép tiêu diệt mục tiêu ở điều kiện cơ động khó khăn. Một động cơ phóng mới đã được cài đặt trên tên lửa giúp đầu đạn bắn ra mạnh hơn. Bánh lái mới và độ rộng của cánh tăng giúp khả năng điều khiển và cơ động của tên lửa được tăng lên đáng kể.

Truyền thông Ukraine cho biết, tổ hợp tên lửa Neptune sẽ sớm nhập biên quân đội nước này. Không chỉ Hải quân Ukraine, lực lượng lục quân cũng tỏ ra hứng thú với tên lửa Neptune. Năm 2019, tổ hợp chống hạm Neptune của Ukraine được công khai lần đầu tiên tại IDEX-2019. Tháng 4 cùng năm tổ hợp này thử nghiệm thành công lần đầu tiên.

Theo các nguồn tin, sau khi tên lửa hành trình R-360 sử dụng trong thực chiến, các nhà phát triển sẽ thực hiện tích hợp tên lửa cho tàu và máy bay. Đối với phiên bản hàng không, có thể tên lửa sẽ được trang bị cho máy bay ném bom Su-25 của Không quân Ukraine.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại