Báo Ukraine bình luận gì về kế hoạch của Mỹ rút quân khỏi Đức?

Thanh Bình |

Theo công ty tư vấn và thông tin Defense Express của Ukraine, Đông Âu nằm trên tuyến đường đối đầu quan trọng với Moscow, do đó, việc cắt giảm bớt sự hiện diện quân đội Mỹ ở Đức có thể khiến Châu Âu thành “miếng mồi” của Nga.

Trước đó, theo các nguồn tin trích dẫn lời giới quan chức cấp cao Mỹ giấu tên về quyết định sẽ rút 9.500 quân ra khỏi Đức của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Con số này tương đương 1/3 trong tổng số 34.500 quân Mỹ đang đồn trú ở Đức. Khả năng Mỹ sẽ cho rút quân vào tháng 9 tới.

Tuy nhiên, Defense Express tin rằng Mỹ sẽ không làm như vậy vì nhiều lý do.

Thứ nhất, mặc dù có thể cắt giảm quân số, nhưng người Mỹ hiện đã trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng và thiết bị quân sự ở Đức, do đó, sẽ nhanh chóng có thể triển khai hành động quân sự nếu cần thiết.

Thứ hai, nếu người Mỹ thực sự rút quân khỏi Đức thì số lượng lính Mỹ ở Ba Lan sẽ tăng lên. Ngay sau khi có tin Mỹ rút quân khỏi Đức, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki hy vọng rằng một số binh sĩ Mỹ trong 9.500 binh sĩ Mỹ rút khỏi Đức sẽ được chuyển tới Ba Lan.

Ngoài ra, Defense Express nhận định, việc rút quân đội khỏi Đức là không có lợi cho khía cạnh kinh tế xã hội, vì hơn 12 nghìn công dân Đức đang làm việc tại các căn cứ của Mỹ ở Đức. Chính quyền Mỹ và Đức sẽ tìm được sự thỏa hiệp về vấn đề này.

Theo Defense Express, không nên coi ý định rút quân của Mỹ ở châu Âu là "làm mất cơ hội hay gửi thông điệp cho Điện Kremlin".

Xu hướng chung vẫn là tăng cường lực lượng và phương tiện cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bao gồm các quốc gia thành viên ở biên giới phía Đông của liên minh.

Đây không chỉ là gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Romania, Ba Lan và các nước vùng Baltic, mà còn là sự gia tăng chi tiêu quốc phòng, tăng lực lượng và phương tiện, cũng như đánh giá các chiến lược và học thuyết quốc gia.

Cơ quan này đảm bảo rằng Bộ Tổng tham mưu Nga nhận thức được sự tồn tại của những xu hướng như vậy.

Theo các chuyên gia, việc Mỹ rút quân khỏi Đức diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ Đức - Mỹ xuất hiện không ít khác biệt, bất đồng dưới thời Tổng thống Trump như: vấn đề chi phí quân sự, chương trình hạt nhân Iran, hợp tác năng lượng giữa Nga và châu Âu, hay đơn giản là Tổng thống Mỹ muốn "cảnh báo" Thủ tướng Angela Merkel Đức vì đã từ chối đến dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7 gồm Mỹ, Italy, Nhật Bản, Canada, Pháp, Đức và Anh).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại