Theo phương tiện truyền thông nước ngoài, gần đây Việt Nam và Nga đã đạt được thỏa thuận, theo đó Công ty Tên lửa chiến lược Nga (KTRV) sẽ bán công nghệ chế tạo tên lửa KCT-15 cho Việt Nam để chế tạo 3.000 quả tên lửa KCT-15, bao gồm các phiên bản phóng trên tàu, trên máy bay và trên đất liền.
Ngoài ra, công ty tên lửa chiến lược Nga còn bán những tên lửa nguyên đai nguyên kiện loại này cho Việt Nam.
Về vấn đề này, trong một bài viết trên trang Eastday của Thượng Hải, nhà bình luận quân sự Cốc Hỏa Bình cho biết KCT là phiên bản cải tiến của tên lửa Uran mà quân đội Nga trang bị, nó sử dụng phương thức dẫn đường vệ tinh hỗ trợ, tầm bắn tối đa của nó lên tới 260km, có thể mang đầu đạn nặng 300kg, lực sát thương của bộ phận chiến đấu cũng tăng.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu Việt Nam sản xuất 3.000 quả tên lửa KCT-15 này có tầm bắn xa hơn, uy lực lớn hơn, thì khả năng sát thương đối với kẻ thù càng mạnh.
Nhà bình luận này cho rằng, Việt Nam đã trở thành nước Đông Nam Á có lực lượng quân sự mạnh nhất khu vực.
Theo thống kê của phương tiện truyền thông, Quân đội Việt Nam hiện có các loại tên lửa công năng khác nhau, bao gồm tên lửa phóng Klub, tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Yakhont cho tổ hợp tên lửa bờ K-300P (Bastion-P), tên lửa chống hạm phóng trên tàu Uran-E và tên lửa chống hạm Kh-31A dùng cho chiến đấu cơ Su-30MK2.
Nếu Việt Nam có được công nghệ của tên lửa KCT-15 và bắt đầu tự sản xuất loại tên lửa này, chắc chắn sẽ làm tăng số lượng tên lửa và khả năng tấn công của nó.
Tuy nhiên nhà bình luận quân sự Cốc Hỏa Bình cũng cho biết thêm, hiện nay số lượng đầu đạn của tên lửa Kh-31A và Kh-35 mà Việt Nam trang bị tương đối ít, nếu muốn tiêu diệt tàu nổi loại 3.000 tấn Việt Nam phải phóng ít nhất 3 – 4 quả tên lửa, như thế, có thể không thể duy trì tác chiến lâu dài.
Nhưng nếu Quân đội Việt Nam có được lượng lớn tên lửa KCT-15, xu hướng tác chiến của quân đội Việt Nam tất nhiên sẽ có sự thay đổi, khả năng tác chiến trên biển của Việt Nam chắc chắn phải tăng đáng kể.