Cổng thông tin Space.com cho hay, Hải quân Mỹ đã thử nghiệm pháo điện từ trường siêu âm.
Theo đó, trong các cuộc thử nghiệm gần đây tại bãi thử quân sự Tây - Bắc, khẩu pháo điện từ này đã tăng tốc độ bắn ra lên đến 6 Mach (gấp 6 lần tốc độ âm thanh) - 7.400 km/h (hơn 2.041 m /s). Ngoài đặc điểm đạn đạo, các chuyên gia đã đánh giá tác động của vũ khí đối với môi trường.
Các cuộc thử nghiệm vũ khí điện từ tiếp theo sẽ được tiến hành từ các tàu mặt nước nhằm chống lại các mục tiêu trên biển và trên không.
Ngoài ra, Washington dự định sử dụng công nghệ mới trong việc thám hiểm mặt trăng. Theo Space.com, ý tưởng cho rằng hàng hóa có thể được phóng lên vũ trụ từ bề mặt Trái đất theo cách này lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1974.
Trước đó, Lầu Năm Góc có kế hoạch yêu cầu Quốc hội chi 2,5 tỷ USD để phát triển các công nghệ siêu âm trong năm tài chính tiếp theo.
Nhà khoa học chính trị quân sự Andrei Koshkin - trưởng bộ môn khoa học chính trị và xã hội học từ Trường kinh tế mang tên G.V. Plekhanov trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik đã nói về những ưu điểm của vũ khí điện từ.
"Các thực nghiệm với pháo điện từ đã được hải quân Mỹ thực hiện từ khá lâu. Các thiết bị như vậy có cả ưu điểm và nhược điểm. Nếu tính đến ảnh hưởng của điều kiện thời tiết thì kết quả có thể có thể đạt tới vài km hoặc thậm chí hàng chục km" - ông Andrei Koshkin nói.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, các viên đạn được bắn ra từ vũ khí điện từ không có đủ tốc độ để cạnh tranh với vũ khí tên lửa truyền thống.
"Người Mỹ rất quan tâm đến vũ khí phát triển theo hướng này, họ muốn sử dụng như một phương tiện phòng không. Song, theo thực tế như đã báo cáo, tốc độ (của viên đạn) dù đã đạt hơn 2.000 mét mỗi giây, vẫn không đủ để vượt qua các tên lửa như trong hệ thống phòng không S-300 của Nga bay tới mục tiêu với tốc độ 9 Mach" - ông Andrei Koshkin nói.