Ông Igor Korotchenko nhận định rằng: "Coi Nga như đối thủ tự nhiên của mình trong khu vực, Mỹ muốn khởi động chương trình thiết lập hạm đội tàu phá băng quân sự để hộ tống các đoàn tàu. Nhưng từ góc độ quân sự chúng ta có thể nói Mỹ vốn đã có mặt ở Bắc Cực.
Các tàu ngầm đa năng động cơ hạt nhân tuần tra ở đó, các cuộc thám hiểm quân sự tại Bắc Cực được Lầu Năm Góc tài trợ... hành lang đường không qua Bắc Cực là con đường ngắn nhất để các tên lửa hành trình Mỹ vươn tới Nga."
Theo ông Igor Korotchenko, ở đây, hoạt động kinh tế và quân sự tích cực của Mỹ sẽ tập trung vào mục tiêu chính - đẩy bật Nga khỏi khu vực này, tạo tiềm lực đe dọa và tất nhiên tranh giành phân chia các tài nguyên dự trữ của Bắc Cực."
Theo trang mạng Business Insider, Hải quân và Cảnh sát biển Mỹ đang đặt hàng thiết kế đóng một tàu phá băng mới.
Dự thảo ngân sách của Lực lượng Cảnh sát biển Hoa Kỳ năm tài chính 2018 dành 19 triệu USD cho mục đích này. Tàu dự kiến sẽ đóng năm 2019 và hoàn thành năm 2023.
Hạm đội tàu phá băng của Mỹ tương đối nhỏ. Cảnh sát biển Mỹ hiện chỉ có 3 tàu, trong đó hai chiếc là có thể di chuyển. Một tàu khác do Quỹ Khoa học quốc gia quản lý.
Trong khi đó, hạm đội tàu phá băng Nga là hơn 40 tàu.