Chuyên gia: Mỹ sẽ “choáng váng” với khả năng tác chiến UAV của Nga

Trung Phạm |

Tuy phát triển sau nhưng với kích cỡ nhỏ, đơn giản hơn và rẻ hơn, các phương tiện bay không người lái (UAV) của Nga có thể đặt lực lượng Mỹ vào thế bất lợi khi phải đối đầu.

Theo chuyên gia Samuel Bendett của Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ, mặc dù Nga vẫn còn đi sau các nước phương Tây trong một số lĩnh vực chủ chốt như thiết bị thông tin, vi điện tử, điều khiển công nghệ cao nhưng đối với các hệ thống không người lái (UAV) quân sự, Nga không hề thua kém, thậm chí trên nhiều khía cạnh, Moscow còn đi tiên phong.

Những năm gần đây, giữa ban lãnh đạo chính phủ và Bộ quốc phòng Nga đã có sự phối hợp chặt chẽ trong đầu tư, phát triển và ứng dụng các hệ thống không người lái quân sự.

Theo đánh giá của Samuel Bendett, tiến bộ vượt bậc của Nga trong lĩnh vực này khiến Mỹ và đồng minh cần phải chuẩn bị tư thế để đối phó với trận chiến chống lại những thứ vũ khí có thể đặt các lực lượng Mỹ vào thế bất lợi qua cách chúng kiềm chế các khả năng chiến đấu của họ.

Dưới góc nhìn của Bendett, phần lớn trang thiết bị quân sự mà Nga kế thừa từ thời Liên Xô đều cũ hơn và, xét về mặt công nghệ, kém hiện đại hơn kho vũ khí của Mỹ. Thế nhưng, Nga vẫn sở hữu một UAV trinh thám tương đối tốt - Yakovlev Pchela, loại khí tài đã được sử dụng trong hầu hết các cuộc xung đột lớn, từ cuộc chiến ở Chechnya thập kỷ 1990 tới Syria ngày nay.

Đến những năm 2000, để bù đắp cho khả năng chế tạo UAV trong nước còn non yếu, Nga đã nhập khẩu các UAV Forpost và Zastava từ Israel. Hiện nay, bộ ba UAV Eleron, Orlan và Forpost đang được các lực lượng vũ trang Nga sử dụng rộng rãi cho các chiến dịch cả trong và ngoài nước cùng một danh sách dài các mẫu mới phát triển khác.

Nhìn chung, các UAV của Nga nhỏ hơn, đơn giản hơn và rẻ hơn các phương tiện bay không người lái cùng loại của Mỹ. 

Bên cạnh đó, Nga còn đẩy mạnh các khả năng tác chiến điện tử (EW) như việc tích hợp UAV Orlan với hệ thống Leer-3 đã khiến giới quan sát Mỹ và phương Tây không khỏi ngạc nhiên về tính hiệu quả của nó trong thao túng thông tin di động ở môi trường dầy đặc cạnh tranh.

Nga hiện nay đang tích cực hoạt động để bắt kịp các nền quân sự phương Tây trong nhiều lĩnh vực khác. Tháng 8/2017, Nga hoàn tất công việc chế tạo chiếc UAV do thám Orion hoạt động ở độ cao tầm trung trong thời gian dài và sẽ phát triển thành phiên bản tác chiến những năm tới đây.

Hai hãng chế tạo máy bay danh tiếng của Nga đã tuyên bố, các UAV với khả năng chiến đấu sẽ bắt đầu được đưa vào biên chế khoảng năm 2020.

Tập đoàn MiG công bố về một nhóm các máy bay chiến đấu không người lái hạng nặng còn Cục thiết kế Sukhoi đang phát triển Ohotnik (Hunter), một loại UAV tác chiến cỡ lớn giống với X-47 của Northrop Grumman.

Bộ Quốc phòng Nga cũng bắt đầu hợp tác với các công ty quốc phòng về việc sản xuất các "bầy đàn" UAV tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm cạnh tranh với các nỗ lực tương tự của Mỹ và Trung Quốc.

Sức mạnh tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga

Trên không, trên bộ và trên biển

Về bộ binh, Quân đội Nga đang triển khai nhiều hệ thống không người lái (UGV) tham gia rà phá bom mìn tại Syria, ban đầu là Uran-6 rồi sau đó bổ sung thêm các hệ thống nhận biết tình huống nhỏ hơn là Scarab và Sphere. Tuy nhiên, phiên bản tương lai sẽ gồm các UGV hạng trung và hạng nặng trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau.

Những kế hoạch này được lập ra trong khi Nga vẫn là một cường quốc lục quân trên thế giới, chiến đấu bằng những đội hình xe tăng và xe thiết giáp hùng mạnh dưới sự hỗ trợ của không quân và pháo binh tầm xa.

Hiện tại, một loạt UGV đã được phát triển như những thiết bị thử nghiệm công nghệ, gồm có Uran-9 và Vihr với kích thước cỡ xe tăng, Soratnik, Nerehta, Platforma-M, Argo tầm trung và kích thức nhỏ hơn cùng nhiều mô hình khác.

Nerehta tích hợp AI dự kiến sẽ được Quân đội Nga mua trang bị trong tương lai gần còn Soratnik cũng đang được thử nghiệm và đánh giá.

Trên biển, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang triển khai rất nhiều các loại tàu lặn không người lái, tàu có dây neo cỡ nhỏ, tàu lượn tự động nước sâu và các tàu ngầm mini. Ngoài ra, hàng loạt các phương tiện lặn sâu đủ khả năng thực hiện những chiến dịch tự động dài ngày cũng đang được thiết kế và thử nghiệm.

Quân đội Nga có kế hoạch sử dụng các phương tiện này để bảo vệ những tuyến đường biển ở Bắc Cực, thậm chí có thể là cả bầy đàn trong thời gian dài.

Mặc dù, theo chuyên gia Samuel Bendett, các hệ thống hải quân không người lái của Nga vẫn còn đi sau Mỹ và các nước đồng minh nhưng triển vọng về những bầy đàn tàu lặn được điều khiển bằng AI sẽ là một lời cảnh tỉnh cho Hải quân Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại