Chuyên gia khuyên mua tiêm kích MiG-35: "Lời vàng ý ngọc" chân thành

Mai Anh |

Mới đây chuyên gia người Nga Victor Litovkin đã có bài phân tích rất hay, đặc sắc và không kém phần "thẳng thắn" về tương lai xuất khẩu của tiêm kích MiG-35.

Trong năm nay, công việc thử nghiệm cấp nhà nước đối với dòng tiêm kích đa năng MiG-35 của Nga sẽ hoàn thành. Đây được coi là dòng chiến đấu cơ chuyển tiếp giữa tiêm kích thế hệ 4++ và máy bay tàng hình thế hệ 5.

Rất có thể, MiG-35 sẽ sớm trở thành dòng tiêm kích hạng nhẹ chủ lực của Lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga và tất nhiên, cả đối với Đội bay biểu diễn Chim én (Strizhi) vốn đang sử dụng những chiếc MiG-29.

Về giá cả và chất lượng

Tại Triển lãm hàng không Paris ở Le Bourget (Pháp), đã có những tín hiệu vui khi Công ty RAG MiG (công ty con thuộc Tập đoàn chế tạo máy bay Liên hợp Nga - UAC) đã có những cuộc đàm phán sơ bộ với những khách hàng nước ngoài tiềm năng về triển vọng xuất khẩu MiG-35.

Hiện nay, dòng máy bay tiêm kích đa năng này đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các khách hàng tới từ Mỹ Latin, Châu Á và châu Phi, tuy nhiên, khách hàng cụ thể vẫn chưa được tiết lộ.

Theo người đứng đầu Công ty xuất khẩu vũ khí Nhà nước Nga Rosoboroexport - ông Alexander Mikheev, trong số các quốc gia bày tỏ sự quan tâm tới MiG-35 có Bangladesh, một bạn hàng thân thiết và đang vận hành một lượng lớn vũ khí trang bị có xuất xứ từ Nga.

Hiện nay, Bangladesh đang trong quá trình làm chủ 16 máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực Yak-130 đặt mua theo hợp đồng ký năm 2014.

Công ty MiG tin rằng, Ấn Độ, Kazakhstan và các quốc gia ở Nam, Đông Nam Á và Trung Đông cũng có thể trở thành khách hàng đặt mua số lượng lớn tiêm kích MiG-35.

Theo nhà quan sát quân sự Viktor Litovkin của Hãng thông tấn TASS, MiG-35 có triển vọng rất tốt để giành được những thắng lợi quan trọng ở nước ngoài, nhất là đối với những quốc gia có nhu cầu thay thế máy bay cũ.

Chuyên gia khuyên mua tiêm kích MiG-35: Lời vàng ý ngọc chân thành - Ảnh 1.

Tiêm kích MiG-35.

"Một số quốc gia có thể mua, ví dụ như Brazil, Peru hay các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Tất nhiên là bạn cũng không thể loại Ai Cập, Algeria, thậm chí là cả Ấn Độ, nơi đang có như cầu rất lớn về dòng tiêm kích đa năng hạng nhẹ để thay thế các máy bay MiG-21 và MiG-23 đã quá cũ, có từ thời Liên Xô.

Nếu bất cứ quốc gia nào 'không sợ' áp lực của Mỹ, bao gồm cả những lệnh cấm vận, trừng phạt mà Mỹ đang áp dụng ngày một nhiều để trói buộc hoặc gây bất lợi trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt, thì chắc chắn họ sẽ mua tiêm kích MiG-35", chuyên gia này phân tích.

Ông nhấn mạnh những điểm vượt trội của MiG-35 so với các đối thủ, nhất là về phương diện giá cả và chất lượng, cũng như tính năng kỹ - chiến thuật, dòng máy bay này không hề thua kém tiêm kích Rafale (Pháp), F-18 (Mỹ) hay Eurofighter của Châu Âu.

Chi phí vận hành trong cả vòng đời, MiG-35 rẻ hơn từ 30-40% so với các máy bay cùng loại của nước ngoài. Thêm nữa, giá mua ban đầu cũng sẽ rẻ hơn 20% so với các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, một số quốc gia ở Đông Nam Á đã sở hữu trong tay những dòng tiêm kích hạng nặng họ Su như Su-30MK2, Su-30MKM và Su-30MK, nhưng chuyên gia V. Litovkin đảm bảo rằng, việc chuyển loại, tái đào tạo các phi công đang bay quen với Sukhoi hay bất cứ dòng máy bay chiến đầu Nga/Liên Xô nào sang MiG-35 sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào.

"Bạn có thể mua một chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 từ Nga để đào tạo phi công thể bay trên bất cứ dòng tiêm kích nào, kể cả của phương Tây, thì chắc chắn chuyển lên MiG-35 sẽ là chuyện nhỏ", chuyên gia V. Litovkin tin tưởng.

Chuyên gia khuyên mua tiêm kích MiG-35: Lời vàng ý ngọc chân thành - Ảnh 2.

Tiêm kích MiG-35.

Niềm hy vọng Ấn Độ

Tiêm kích đa năng MiG-35 được RAC MiG chế tạo mà chưa nhận được đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga là một trường hợp hiếm gặp nếu không nói là chưa từng có đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Theo định hướng ngay từ đầu, MiG-35 được dành cho xuất khẩu, V. Litovkin đã nói, ngay khi chiếc máy bay này tung cánh lên bầu trời nó đã được đưa tới tham dự cuộc đấu thầu đặt mua máy bay tiêm kích tiền tuyền hạng nhẹ của Không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, nó đã không được chọn bởi nhiều lý do.

"Thứ nhất, MiG-35 lúc bấy giờ chưa được trang bị những tổ hợp thiết bị điện tử hàng không tiên tiến như hiện tại, và RAG MiG hy vọng nếu Ấn Độ lựa chọn nó, họ sẽ đổ tiền để các nhà thiết kế nghiên cứu hoàn thiện, đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng. Nhưng Ấn Độ đã không 'dấn bước'", V. Litovkin nhấn mạnh.

Thứ hai, theo vị chuyên gia này, Delhi đã lựa chọn "không bỏ tất cả trứng vào giỏ" bởi lẽn trong tay Ấn Độ đang sở hữu quá nhiều máy bay chiến đấu xuất xứ từ Nga/Liên Xô, và Bộ Quốc phòng nước này muốn có "một thứ gì đó khác biệt", không phải đến từ Nga. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyết định của họ, ông V. Letovkin tin như vậy.

"Cuối cùng thì tiêm kích Rafale của Pháp được tuyên bố thắng thầu, nhưng Paris lại không đáp ứng hoàn toàn yêu cầu mời thầu, giá thì tăng gấp đôi so với dự tính của Ấn Độ, trong khi lại từ chối chuyển giao công nghệ để có thể sản xuất dòng máy bay này ở các cơ sở chế tạo hàng không Ấn Độ.

Câu chuyện này tới tận bây giờ vẫn chưa ngã ngũ. Trong khi đó, RAG MiG lại phải tiếp tục cắn răng tự chi trả kinh phí nghiên cứu", ông V. Litovkin giải thích.

Chuyên gia khuyên mua tiêm kích MiG-35: Lời vàng ý ngọc chân thành - Ảnh 3.

Tiêm kích MiG-35.

Vùng lên và chiến thắng?

Ngày nay, MiG-35 đã được cải tiến đáng kể so với mẫu tiêm kích mà Ấn Độ lựa chọn. Nó được chính thức phát triển theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga. Và hiện tại, các công việc liên quan tới giai đoạn thử nghiệm cuối cùng theo lộ trình ghi trong hợp đồng đang được thực hiện.

MiG-35 là một trong những dòng tiêm kích tốt nhất ở phân hạng của mình. Nó có thể mang phóng nhiều loại vũ khí tiên tiến, bao gồm cả vũ khí laser. Toàn bộ các hệ thống đều được thiết kế và sản xuất ở Nga, bao gồm các các hệ thống điện tử trên khoang và hệ thống mũ bay chỉ thị mục tiêu.

Radar của MiG-35 có thể phát hiện và bám sát từ 10 tới 30 mục tiêu cùng lúc từ cự ly 160km, nó còn có khả năng cơ động (thao diễn) rất tuyệt vời, cùng với khả năng nâng cấp, tích hợp vô hạn, nó có thể được trang bị thêm nhiều vũ khí, khí tài khác nhau đã, đang và sẽ được chế tạo, khung thân được thiết kế, gia cố để có thể cất hạ cánh trên tà sân bay.

Bên cạnh đó, động cơ RD-33 nguyên bản đã được cải tiến sâu, tăng lực đẩy, tuổi thọ, giảm khói đen. Tất cả các yếu tố này khiến MiG-35 cảng trở nên "long lanh" hơn.

"Theo yêu cầu của khách hàng, MiG có thể được trang bị động cơ điều khiển véc-tơ lực đẩy, cho phép phi công có thể thực hiện những thao tác phức tạp 'không thể tưởng tượng nổi' trong không chiến.

Điều này không những đã được phô diễn tại các cuộc triển lãm hàng không khiến công chúng ngưỡng mộ, trầm trồ, mà trong không chiến quần vòng thực sự, MiG-35 cũng sẽ có lợi thế lớn, rất khó để đánh bại nó" ông V. Litovkin phân tích.

Hiện nay RAG MiG mới chỉ có duy nhất một máy bay mẫu được trang bị hệ thống điều khiển véc-tơ lực đẩy, nó được hoán cải từ một chiếc MiG-29M, nhưng các tính năng thao diễn đã được thể hiện một cách hoàn hảo.

"MiG-35 sẽ được trang bị radar mảng pha chủ động với các đặc tính kỹ - chiến thuật hoàn hảo, 'cho phép phi công có thể phát hiện ra kẻ địch trước khi họ phát hiện ra mình'. Rõ ràng, ai 'thấy trước, bắn trước', người đó sẽ thắng", vị chuyên gia này kết luận.

Tất cả những điểm vượt trội kể trên đã hấp dẫn Không quân - Vũ trụ Nga, và trong dài hạn, MiG-35 sẽ là ứng viên sáng giá để thay thế các máy bay MiG-29 hiện có.

Mặc dù, chưa chính thức được chấp nhận, nhưng theo ý kiến của vị chuyên gia hàng đầu của hãng thông tấn TASS, MiG-35 cần được quảng cáo mạnh mẽ và tham dự nhiều cuộc triển lãm hơn nữa, để tìm kiếm khách hàng nước ngoài và sớm tổ chức các cuộc đàm phán sơ bộ.

Rõ rang, chẳng gì có thể ngăn cản MiG-35 được nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại