Điều này cho thấy việc phát triển tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc có thể đã từng được Nga âm thầm giúp đỡ. Lý do Nga giúp nước này là để khả năng quốc phòng của cường quốc quân sự ngày càng lớn này cạnh tranh được với các cường quốc quân sự khác.
Hiện nay trên thế giới chỉ có duy nhất cường quốc quân sự Mỹ đang thực sự vận hành các chiến đấu cơ thế hệ 5 đúng nghĩa, có khả năng ẩn mình trước radar, trong khi Nga dự kiến 5 đến 6 năm nữa mới có thể bắt đầu sản xuất loại máy bay này.
Vì thế việc Trung Quốc tiến hành bay thử nghiệm thành công J-20 có nghĩa là nước này là nước thứ 3 nắm được công nghệ về chiến đấu cơ thế hệ 5 này sau Mỹ, Nga. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn phải mất nhiều năm nữa mới có thể hoàn thiện được chúng.
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc bay trình diễn.
Hãng Reuters dẫn những tài liệu liên quan mà họ có được cho rằng, J-20 là một mẫu máy bay giống với mô hình máy bay chiến đấu tàng hình chưa được Bộ quốc phòng Nga nghiệm thu. Theo chuyên gia Anh, hiện vẫn chưa rõ sự chuyển giao công nghệ giữa Nga và Trung Quốc này liệu có hợp pháp không.
Việc tiêm kích tàng hình J-20 hoàn thành việc bay thử nghiệm lần đầu tiên cũng không được phía Nga đánh giá cao. Dường như họ ẩn ý rằng nếu so với máy bay chiến đấu T-50 thì J-20 "rất khó được gọi là chiến đấu cơ thế hệ 5", "J-20 rõ ràng không thể cạnh tranh được với F-22 của Mỹ, chưa kể đến T-50 Pak-FA của Sukhoi".
Câu hỏi đặt ra là, nếu J-20 chỉ dùng để đánh chặn thì nó sẽ trở thành loại chiến đấu cơ đánh chặn như thế nào? Không quân Trung Quốc sẽ sử dụng nó ra sao trong các cuộc xung đột trong tương lai?
Điều này có thể được nhìn thấy từ Chiến tranh Lạnh, đó là Liên Xô (Nga) đã buộc phải nghiên cứu loại chiến đấu cơ đánh chặn tốc độ nhanh cỡ lớn để tiêu diệt máy bay ném bom Mỹ bay qua Siberi.
Do vậy, nếu J-20 được phát triển theo hướng này, chúng có thể làm nhiệm vụ của một máy bay đánh chặn giúp đối phó với máy bay ném bom của Mỹ, thậm chí có thể dùng để đối phó với chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ.
Tuy nhiên trong thực tế, ý nghĩa thực sự của chiến đấu cơ J-20 khi được đưa vào sử dụng không lớn. Chính nhận xét này đã khiến Trung Quốc tức điên nhưng chẳng thể phản pháo.