Chuột ở các thành phố lớn đã đột biến gen để thích nghi với cuộc sống đô thị

Bảo Nam |

Những thay đổi về gen liên quan đến hành vi, chế độ ăn uống và khả năng di chuyển có thể đã giúp những con chuột thành thị sinh tồn tốt hơn.

Vào tháng 8/2019, một video về chuột chạy quanh các cửa hàng tiện lợi ở Tokyo đã trở thành chủ đề nóng hổi trên mạng Internet. Nhưng sự bùng phát của những con chuột không chỉ là vấn đề riêng ở Tokyo. Các nhà di truyền học ở New York cũng nghiên cứu chuột sống ở vùng đô thị này và phát hiện ra rằng hóa ra "chuột có thể đang tiến hóa để thích nghi với môi trường đô thị".

Báo cáo được viết bởi Arbel Harpak, một nhà di truyền học tại Đại học Columbia và Jason Munshi-South, một nhà sinh học di truyền tại Đại học Fordham, cùng Pleuni Pennings tại Đại học bang San Francisco ở California.

Chuột ở các thành phố lớn đã đột biến gen để thích nghi với cuộc sống đô thị - Ảnh 1.

Từ năm 2014 đến 2015, nhóm của Munshi-South đã sử dụng thịt xông khói, bơ đậu phộng và yến mạch để bắt gần 400 con chuột nâu trên khắp thành phố New York. Nhóm nghiên cứu sau đó đã thực hiện phân tích toàn bộ bộ gen của 29 con chuột bị bắt ở Manhattan và so sánh chúng với bộ gen của một con chuột sống tại phía đông bắc Trung Quốc, nơi được cho là tổ tiên của chuột nâu.

Kết quả so sánh cho thấy rằng chuột Manhattan đã đột biến nhiều gen liên quan đến thói quen ăn uống, hành vi và khả năng di chuyển. Chẳng hạn như gen "CYP2D1", được coi là quan trọng để giải độc các hợp chất từ thực vật, thứ đã cho phép những con chuột ăn cả salad cải xoăn. Nhóm nghiên cứu giải thích sự thay đổi di truyền này như một hiện tượng gọi là "quét gen", trong đó đột biến gen ban đầu được biểu hiện ở một cá thể cụ thể sau đó xâm nhập vào toàn bộ quần thể. Trong trường hợp của con người, hiện tượng này cũng xuất hiện ở các khu vực như châu Âu và Mỹ, để truyền bá các biến thể gen cho phép một số người tiêu hóa sữa khi đã trưởng thành.

"Chúng tôi muốn phân tích bộ gen của một con chuột sống ở New York vào thế kỷ 19 để tìm hiểu khi xảy ra các cuộc càn quét có chọn lọc", Harpak nói. Ông cũng cho biết có kế hoạch bắt chuột từ các thành phố khác ngoài New York để xem liệu chúng có đột biến gen giống như ở nơi đây hay không.

Chuột ở các thành phố lớn đã đột biến gen để thích nghi với cuộc sống đô thị - Ảnh 2.

Quan điểm này dựa trên một kinh nghiệm gần đây, liên quan tới Hopi Hoekstra, một nhà sinh học di truyền nổi tiếng tại Đại học Harvard. Đây là người đã có 25 năm kinh nghiệm bắt chuột hoang cho các nghiên cứu của mình, đã rất tự tin khi phát hiện có một con chuột trong tầng hầm. Nhưng mọi biện pháp tìm bẫy nó đều thất bại.

Hoekstra đã phải gọi nhân viên diệt chuột chuyên nghiệp tới. Hóa ra là những con chuột ở nhà cô là giống Cambridge, không thích bơ đậu phộng mà lại ưa xúc xích khô. "Dường như có sự khác biệt về đột biến gen", nhà khoa học này nhận định. "Và những tay diệt chuột chuyên nghiệp biết rằng chúng khác nhau."

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy đột biến gen ở chuột trong nghiên cứu trên, nhưng đã từ chối đánh giá liệu mỗi đột biến gen có thực sự gây ra bởi cuộc sống ở các đô thị hay không. Harpak coi danh sách các đột biến gen là "điểm khởi đầu cho các nghiên cứu trong tương lai", ví dụ giải thích liệu những thay đổi của gen liên quan đến sự phát triển của các tế bào thần kinh mới có làm thay đổi hành vi của chuột hay không. Hay tiến hành các thí nghiệm khác về cách thức hoạt động của chuột biến đổi gen liên quan đến chuyển hóa carbohydrate và đường có thể ảnh hưởng tới chế độ ăn kiêng của chúng hay không.

Tham khảo Nature

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại