"Choáng" trước tên lửa phóng vệ tinh từ trên không thế hệ mới của Mỹ

Sao Đỏ |

Phương thức phóng vệ tinh bằng tên lửa đẩy thông qua nền tảng máy bay vận tải, thay vì từ dưới mặt đất, được dự đoán sẽ sớm trở thành xu hướng thịnh hành trên thế giới.

Choáng trước tên lửa phóng vệ tinh từ trên không thế hệ mới của Mỹ - Ảnh 1.

LauncherOne là một loại tên lửa đẩy do Công ty Virgin Orbit chế tạo cho công tác phóng vệ tinh, nó được thiết kế để triển khai từ nền tảng máy bay vận tải Boeing 747-400.

Choáng trước tên lửa phóng vệ tinh từ trên không thế hệ mới của Mỹ - Ảnh 2.

Công ty Virgin Orbit hôm 25/10 đã công bố những hình ảnh thực tế đầu tiên của tên lửa LauncherOne trong lần thử nghiệm thứ nhất cùng chiếc Boeing 747-400 có biệt danh "Cosmic Girl".

Choáng trước tên lửa phóng vệ tinh từ trên không thế hệ mới của Mỹ - Ảnh 3.

Máy bay Cosmic Girl sẽ mang LauncherOne đến độ cao khoảng 10.600 m trước khi "phóng thích" để tên lửa tiếp tục vận động lên quỹ đạo thông qua động cơ của chính nó.

Choáng trước tên lửa phóng vệ tinh từ trên không thế hệ mới của Mỹ - Ảnh 4.

Phóng tên lửa đẩy từ máy bay vận tải ở độ cao lớn có tác dụng là không cần phải chế tạo phương tiện này với kích thước quá cồng kềnh, bao gồm những tầng khởi tốc phức tạp nhằm thoát khỏi lực hút trái đất.

Choáng trước tên lửa phóng vệ tinh từ trên không thế hệ mới của Mỹ - Ảnh 5.

Sau khi tách thành công khỏi chiếc Boeing 747-400 Cosmic Girl trên, tên lửa LauncherOne sẽ kích hoạt động cơ chính một giai đoạn của nó trong khoảng thời gian 3 phút.

Choáng trước tên lửa phóng vệ tinh từ trên không thế hệ mới của Mỹ - Ảnh 6.

Động cơ phản lực cực khỏe của tên lửa đẩy LauncherOne sau đó sẽ làm nốt nhiệm vụ đưa vệ tinh lên trên quỹ đạo, thông thường giai đoạn thứ hai sẽ hoàn thành sau nhiều lần "bật tăng lực" diễn ra trong khoảng thời gian gần 6 phút.

Choáng trước tên lửa phóng vệ tinh từ trên không thế hệ mới của Mỹ - Ảnh 7.

Kết thúc chu trình phóng, vệ tinh sẽ tách khỏi tên lửa đẩy LauncherOne và đi vào quỹ đạo dự kiến, tuy nhiên chưa rõ số phận của phương tiện mang vác sẽ ra sao, có lẽ nó chưa có khả năng tái sử dụng như Falcon-9.

Choáng trước tên lửa phóng vệ tinh từ trên không thế hệ mới của Mỹ - Ảnh 8.

Ngoài bộ đôi Boeing 747-400 Cosmic Girl với tên lửa LauncherOne thì còn một dự án tương tự đó là máy bay vận tải hai thân khổng lồ Model 351 do Công ty Stratolaunch chế tạo cũng với mục đích cung cấp nền tảng để từ đó có thể tiến hành các hoạt động phóng tên lửa vũ trụ từ trên không.

Choáng trước tên lửa phóng vệ tinh từ trên không thế hệ mới của Mỹ - Ảnh 9.

Đối tác của Stratolaunch là Công ty Orbital ATK, đơn vị đã ký thỏa thuận cung cấp các tên lửa vũ trụ Pegasus XL cho chương trình này để gắn kết vào chiếc máy bay khổng lồ Model 351 nói trên.

Choáng trước tên lửa phóng vệ tinh từ trên không thế hệ mới của Mỹ - Ảnh 10.

Tuy nhiên nếu xét về tiến độ thì chương trình LauncherOne có vẻ đã tiến một khoảng cách xa hơn rất nhiều, đây là điều dễ hiểu vì nó tận dụng một nền tảng máy bay vận tải đã ra đời từ lâu chứ không phải chế tạo mới hoàn toàn với độ phức tạp cực cao như chiếc Model 351.

Máy bay vận tải Boeing 747-400 "Cosmic Girl" - Phương tiện mang phóng tên lửa LauncherOne

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại