Chính phủ chi 312 triệu USD mua Pantsir-S1, pháo phản lực BM-30 Smerch: Vùng Tula vui quá!

Tuấn Sơn |

Dù ngân sách khó khăn, Chính phủ vẫn cố gắng chi khoản khá lớn để mua vũ khí mới cho quân đội gồm pháo tên lửa phòng không Pantsir-S1, pháo phản lực BM-30 Smerch và Uragan,...

Đó là lời khẳng định với hãng thông tấn TASS (Nga) của phó tỉnh trưởng thứ nhất tỉnh Tula, ông Yuri Andrianov. Theo ông, các nhà thầu quốc phòng ở khu vực Tula, miền Trung nước Nga sẽ nhân được ngân khoản hơn 20 tỷ rub (tương đương 312 triệu USD) vào trước năm 2020 theo các đơn đặt hàng quốc phòng của chính phủ.

"Số tiền trên sẽ được phân bổ cho các tổ hợp công nghiệp quốc phòng ở khu vực Tula tới năm 2020 tương tương khoảng 20 tỷ rub. Công tác giải ngân sẽ được thực hiện hàng năm theo các hợp đồng mua sắm của Nhà nước", ông Andrianov nói.

Những nguồn tài chính liên bang đã được hoạch định trong các chương trình mục tiêu liên bang và chương trình mua sắm quốc phòng nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Các nhà thầu quân sự chủ chốt như Phòng thiết kế chế tạo công cụ Shipunov, Công ty Splav và doanh nghiệp Strela đang đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính của lĩnh vực công nghiệp quốc phòng ở khu vực Tula".

"Các nhà thầu quân sự ở khu vực Tula được coi là một trong những cái nôi phát triển nhiều loại vũ khí tối tân cho Lực lượng vũ trang Nga và xuất khẩu đi khắp thế giới", ông Andrianov cho biết.

Chính phủ chi 312 triệu USD mua Pantsir-S1, pháo phản lực BM-30 Smerch: Vùng Tula vui quá! - Ảnh 1.

Tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1.

Theo ông, danh mục những loại vũ khí được đặt mua gồm có các tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 (NATO định danh là SA-22 Greyhound, vốn bắt đầu được trang bị cho Quân đội Nga từ năm 2012), và các tổ hợp pháo phản lực BM-30 Smerch, Grad và Uragan.

Ngoài các loại vũ khí kể trên, danh mục sản phẩm quốc phòng được đặt mua còn có một loạt radar thế hệ mới như Zoopark, Fara và Aistyonok, đều là những loại đã được Bộ Quốc phòng Nga tiếp nhận số lượng lớn trong những năm gần đây.

Theo ông phó tỉnh trưởng thứ nhất, các doanh nghiệp hoạt động ổn định, thông suốt cho phép họ đóng thuế nhiều hơn, mang lại nguồn thu ngân sách đáng kể cho khu vực Tula.

Như đã đề cập trước đó, khối lượng vũ khí đặt mua của chính phủ với các nhà thầu quốc phòng ở khu vực Tula đã tăng 80% trong năm 2016 so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 25 nhà thầu quân sự đang hoạt động ở khu vực Tula, bao gồm những doanh nghiệp lớn như Phòng Tthiết kế chế tạo công cụ Shipunov, Công ty Splav, Nhà máy Sản xuất khí cụ Tula, Doanh nghiệp Chế tạo máy Tula và Doanh nghiệp Strela.

Cách đây ít hôm, ông Anton Siluanov, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga phát biểu trước Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga ngày 18/11 rằng: "Số lượng vũ khí được bố trí ngân sách để đặt mua trong giai đoạn từ 2017-2019 sẽ không bị cắt giảm. Đây là điều tối quan trọng đảm bảo tiến trình hiện đại hóa của quân đội Nga".

Duma Quốc gia đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Hầu như tất cả các lĩnh vực đều bị cắt giảm, ngoại trừ quốc phòng.

Ngay ở những dòng đầu của bài phát biểu ông Anton Siluanov đã nhấn mạnh: "Chi tiêu quốc phòng là một trong nhưng ưu tiên đặc biệt, số lượng vũ khí đặt mua sẽ không giảm, bất chấp ngân sách hết sức khó khăn, đặc biệt là thu nhập từ dầu lửa bị sụt giảm".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại