Thế kỷ XX là thế kỷ của những sự kiện và phát triển lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người, được đánh dấu bằng những cuộc chiến đẫm máu nhất, vũ khí chết chóc nhất và mối liên kết chưa từng có…, và toàn cầu hóa đã biến đổi sân khấu xung đột truyền thống - chiến tranh, đòi hỏi phải có những giải pháp mới.
Trong thế kỷ XXI, chiến tranh mang một bộ mặt mới và đòi hỏi những giải pháp mới; Nguồn ảnh: moderndiplomacy.eu
Chiến tranh trong thế kỷ XXI đã có một sắc thái hoàn toàn mới. Các cuộc chiến tranh ngày nay không phải là cuộc chiến giữa các quốc gia mà có cả mạng lưới các tác nhân nhà nước và phi nhà nước, bao gồm lính đánh thuê, các công ty an ninh tư nhân, côn đồ…
Toàn cầu hóa đã gây ra vô số vấn đề bằng cách phá hoại chủ quyền của nhà nước. Toàn cầu hóa vốn được cho là khuyến khích chính trị và hợp tác quốc tế cuối cùng lại tạo ra nhiều chia rẽ hơn.
Mary Kaldore - Giáo sư tại Trường Kinh tế London, là một trong những học giả đã thừa nhận tác động của toàn cầu hóa đối với đặc điểm của chiến tranh. Trong cuốn New and Old Wars: Organized Violence in a Global Era (tạm dịch: “Cuộc chiến mới và cũ: Bạo lực có tổ chức trong kỷ nguyên toàn cầu”) của mình, bà nhấn mạnh sự thay đổi này trong tính chất của chiến tranh.
Làm nổi bật sự khác biệt, bà viết, các cuộc chiến tranh mới khác với các cuộc chiến tranh cũ bởi ai là người chiến đấu, những cuộc chiến tranh này diễn ra vì lý do gì, được tài trợ như thế nào và diễn ra như thế nào.
Các cuộc chiến tranh cũ do các quốc gia gây ra, được tài trợ bởi các quốc gia, được tiến hành vì các mục đích ý thức hệ và các trận chiến là đặc điểm quyết định. Tuy nhiên, trong các cuộc chiến tranh mới, các tác nhân là mạng lưới các tác nhân nhà nước và phi nhà nước, ở mức độ lớn hơn được tài trợ bởi tư nhân và sự đối đầu trực tiếp giữa các lực lượng đối lập là rất hiếm.
Giáo sư Kaldor cho rằng, sự thay đổi tính chất của chiến tranh này là do toàn cầu hóa gây ra; sự chuyển đổi này là hệ quả của toàn cầu hóa và sự tan rã của nhà nước.
Cùng với toàn cầu hóa, sự đụng độ của các đối thủ đối xứng có thể hủy diệt thế giới. Cuộc phiêu lưu của vũ khí hạt nhân đã thay đổi logic quân sự truyền thống. Trên thực tế, bất kỳ cuộc chiến tranh nào theo logic quân sự cũ chỉ đơn giản là không thích hợp nữa. Chiến tranh giữa các cường quốc hạt nhân sẽ không có lợi cho bên nào.
Vì chi phí của chiến thắng như vậy sẽ hủy bỏ những lợi ích mà nó có được. Tránh chiến tranh trực tiếp phục vụ lợi ích chính trị tốt hơn là tiến hành một cuộc chiến.