Chiến sự Syria: Lợi dụng thế khó của TT Putin-Assad, chiêu trò hiểm của Mỹ có phá tan quan hệ nồng ấm?

Vũ Thu Hương |

Mục tiêu sau cùng của tất cả các giải pháp mà Mỹ hướng đến Nga ở Syria không nhằm buộc Moscow phải chịu tổn thất mà là gây sức ép để Moscow phải mạnh tay “buông bỏ” chính quyền ông Assad. Tuy nhiên, mong muốn này của Mỹ liệu có thành hiện thực?

Theo Washington Examiner, mối quan hệ giữa Tổng thống Syria Assad và Tổng thống Nga Putin dường như đã hạ nhiệt ở Syria.

Nhà lãnh đạo Syria đang phải đối mặt với sự suy giảm kinh tế đáng lo ngại của nước này trong khi đó khả năng bao bọc chính quyền Syria của Nga cũng đang ở giới hạn nào đó.

Hai nhà lãnh đạo này có ảnh hưởng lớn đến tình hình ở Syria, đặc biệt là năm 2020.

Mảnh đất Trung Đông đã gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề. Có tới hơn 500.000 người ở đây phải bỏ mạng kể từ năm 2011. Và cho đến nay, có hơn 10 triệu người tị nạn đã phải di dời hoặc buộc rời khỏi Syria.

Tình hình Syria hiện cũng đẩy ông Assad vào thế khó.

Trước hết, đại dịch do virus Corona gây ra đã gây ảnh hưởng rất xấu cho nền kinh tế Syria đặc biệt trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đã trải qua 10 năm chiến tranh tàn phá.

Trong khi vốn dự trữ của Syria gần như cạn kiệt, các lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn tiếp tục phá hủy khả năng tiếp cận thương mại cũng như các nguồn tài chính. Virus corona đã làm ảnh hưởng kinh doanh của Syria và làm cạn kiệt nguồn tài chính của ông Assad.

Giữa khi những khó khăn bủa vây, nhiều quốc gia đã đòi lại khoản tiền hỗ trợ Syria. Iran được cho là một điển hình. Các quan chức Iran được cho là đang yêu cầu Damascus trả lại các khoản đóng góp trước đây.

Về phía Nga, giá dầu toàn cầu thấp cũng tác động tiêu cực đến nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu năng lượng của Nga cũng như dòng doanh thu của Tổng thống Putin. Trong bối cảnh này, chính sách Syria của Nga được cho là gây tiêu tốn về tài nguyên đáng kể.

Mỹ cần phải làm gì?

Tổng thống Mỹ, Donald Trump nên trao cho quân đội Mỹ nhiều quyền hơn để chống lại các cuộc diễn tập của Nga ở trong và xung quanh Syria. Điều đó sẽ cho Nga thấy quyết tâm của Mỹ là không lay chuyển.

Tuy nhiên, giải pháp hiệu quả nhất lúc này được nhắc đến có lẽ là các biện pháp trừng phạt mới đối với Syria và Moscow. Việc hạn chế Syria tiếp cận với ngân hàng quốc tế cũng như các công ty Nga hoạt động tại Syria sẽ có tác động lớn.

Như vậy, các công ty Nga sẽ phải đánh giá lại nguy cơ các công ty châu Âu từ chối làm ăn với họ khi nếu họ còn "sát cánh" cùng Syria.

Mục tiêu sau cùng của tất cả các giải pháp ở trên không nhằm buộc Nga phải chịu tổn thất ở Syria mà là gây sức ép để Moscow phải mạnh tay "buông bỏ" chính quyền ông Assad. Nga sẽ phải giữ các khoản đầu tư kinh tế và quân sự dưới bất kỳ chính quyền mới nào ở quốc gia Trung Đông này.

Người dân Syria xứng đáng được thế giới lưu tâm. Và cuối cùng, đã đến lúc nước Mỹ giúp họ thực hiện được mục tiêu này, Washington Examiner nhận định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại