Chiến lược mới đối phó tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông của Mỹ

Anh Minh |

Hải quân Trung Quốc có rất nhiều tàu ngầm. Ngăn chặn những tàu ngầm này ra vùng biển Philippines (một phần của Biển Đông) là mục tiêu chính trong kế hoạch của Mỹ và đồng minh trong trường hợp một cuộc chiến có thể xảy ra với Trung Quốc.

Một tàu ngầm lớp Yuan của hải quân Trung Quốc.

Một tàu ngầm lớp Yuan của hải quân Trung Quốc.

Biển Philippines là nơi Hải quân Mỹ có khả năng đồn trú các tàu sân bay như một sự bổ sung cho mạng lưới các sân bay nhỏ của Không quân Mỹ trong khu vực.

Toàn bộ chiến lược thời chiến của hải quân Nhật Bản xoay quanh việc giữ vững đầu phía bắc, trải dài từ phía bắc Đài Loan (Trung Quốc) đến các hòn đảo của Nhật Bản.

Nếu không có sự tham gia của một số đồng minh, Hải quân Mỹ có thể sẽ phải bao phủ đầu phía nam. Để đạt được mục tiêu đó, hạm đội Mỹ đang kết hợp một khái niệm cũ với một khái niệm mới ... và hy vọng chúng phát huy tác dụn.

Theo Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ, hải quân Trung Quốc trong năm 2015 đã vận hành 57 tàu ngầm diesel-điện và 5 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Hạm đội dưới đáy biển của Bắc Kinh đến năm 2030 có thể mở rộng bao gồm 60 tàu điện-diesel và ít nhất 16 tàu ngầm tấn công hạt nhân.

Trong khi đó, hải quân Nhật Bản đang vận hành 20 tàu ngầm diesel-điện và không có kế hoạch phát triển lực lượng này trong thời gian tới. Tàu ngầm của Nhật Bản là nằm trong số những tàu ngầm hiện đại và tinh vi nhất trên thế giới, nhưng không thể phủ nhận rằng chúng ít hơn nhiều nếu so với các đối thủ Trung Quốc.

Hạm đội Mỹ sở hữu 56 tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles, Seawolf, Virginia và tàu ngầm tên lửa hành trình lớp Ohio. Theo kế hoạch mới nhất, con số đó sẽ giảm xuống mức 52 tàu vào năm 2026 trước khi mở rộng trở lại mức hiện tại vào những năm 2030.

Tệ hơn cho phía Mỹ, chỉ hơn một nửa số tàu ngầm này thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Nói tóm lại, Trung Quốc có nhiều tàu tấn công hơn những kẻ thù tiềm tàng có thể có, ngay cả khi Mỹ có bên cạnh một số ít tàu của Đài Loan (Trung Quốc) và Australia.

Hải quân Mỹ đặt mục tiêu giảm thiểu bất lợi bằng cách mua một số lượng lớn các tàu ngầm không người lái. Vào năm 2019, hải quân Mỹ đã thanh toán cho hãng Boeing khoản đầu tiên trong đơn đặt hàng trị giá 275 triệu đô la cho 5 chiếc tàu ngầm Echo Voyager không có thủy thủ đoàn.

Hải quân Mỹ gọi phiên bản Echo Voyager của mình là "phương tiện dưới biển không người lái cực lớn", hay XLUUV. Chiếc đầu tiên trong số các XLUUV tự hành có thể đi vào hoạt động sớm nhất là vào năm 2022.

Hải quân Mỹ có kế hoạch mua ít nhất 24 XLUUV trong những thập kỷ tới. Các tàu robot cuối cùng có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ, nhưng rà phá bom mìn là ưu tiên hàng đầu, theo Phó đô đốc James Kilby, Phó chủ nhiệm tác chiến Hải quân phụ trách các yêu cầu và khả năng chiến đấu.

"Chúng tôi đang theo đuổi phương tiện đó vì chúng tôi có nhu cầu giải quyết một vấn đề cụ thể", ông Kilby nói với Ủy ban quân vụ Hạ viện Mỹ hồi tháng Ba. "XLUUV ... là một sự chuyển đổi từ phiên bản ban đầu Echo Voyager của Boeing với một mô-đun nhiệm vụ được đặt ở giữa tàu để mang mìn trong thời kỳ đầu".

Tấn công bằng mìn không phải là thế mạnh của Mỹ. Hạm đội Mỹ hiện không vận hành các tàu rà phá bom mìn chuyên dụng. Các phi đội Hải quân và Không quân Mỹ chỉ gần đây mới bắt đầu hồi sinh hoạt động thả mìn bằng đường không.

Nhưng mối đe dọa từ hải quân Trung Quốc và sự ra đời của tàu XLUUV có thể đẩy nhanh quá trình khôi phục phương thức tác chiến hải quân đã có từ nhiều thế kỷ trước. Rõ ràng, kế hoạch của hải quân Mỹ là trang bị cho các tàu không người lái dài 17m một loại vũ khí được gọi là "mìn ngư lôi đóng gói" có tên Hammerhead.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại