Chiến dịch rầm rộ của TNK ở Syria sẽ ra sao nếu Đức ngừng chuyển giao xe tăng cải tiến?

Thi Anh |

"Sẽ phải mất 10 hoặc 15 năm mới đến lúc căng thẳng hiện có giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO bắt đầu ảnh hưởng tới chiến lược an ninh của chúng tôi", Tướng Er nhận định.

Hiện có những thông tin tranh cãi về việc Đức đang tính đến khả năng ngừng chuyển giao các xe tăng chiến đấu Leopard đã được hiện đại hóa cho Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara khởi động chiến dịch quân sự ở miền Bắc Syria. 

Tuy nhiên, hai tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã về hưu nhận định với Sputnik rằng: Khả năng này sẽ không thể làm chậm nhịp độ của chiến dịch quân sự nhằm vào người Kurd đang diễn ra ở Afrin.

"Thổ Nhĩ Kỳ đang sử dụng hàng loạt vũ khí, bao gồm cả xe tăng của Mỹ và các xe tăng Leopard cải tiến của Đức như một phần của chiến dịch quân sự mà Ankara tiến hành sau khi Nga đồng ý mở cửa không phận của mình cho Không lực Thổ Nhĩ Kỳ", tướng về hưu Armagan Kuloglu nói trong một cuộc phỏng vấn.

Ông Kuloglu cũng bác bỏ khả năng Đức áp cấm vận như một cử chỉ mang tính biểu tượng.

"Berlin không công khai chỉ trích chiến dịch ở Afrin nhưng ngay sau đó, Đức đã nói rằng họ đang ngừng kế hoạch cải tiến xe tăng Leopard. Tôi coi đó là cái gật đầu đối với cộng đồng đáng kể của người Kurd ở Đức, cũng như với Đảng Xanh", ông Kuloglu nói.

"Vì thế, tôi nghĩ rằng chính phủ của bà Merkel đã đưa ra quyết định này để làm giảm tiếng nói của phe đối lập và thúc đẩy vị thế chính trị của bà Merkel. Tôi tin là các cuộc đàm phán về chương trình sẽ sớm được nối lại".

Chuẩn tướng đã nghỉ hưu Ali Er, người đã có nhiều năm làm việc trong bộ máy chỉ huy của NATO, cũng đồng tình với ông Kuloglu về tính bền vững của chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ở Afrin. 

Ông Er cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã có mọi thứ mà mình cần để sử dụng và bảo trì các xe tăng nhập khẩu một cách hiệu quả. 

"Chúng tôi có đủ phụ tùng để tiếp tục trong vòng ít nhất 10 năm tới. Hạ tầng mà chúng tôi có ngày nay là lý tưởng cho cả hoạt động chiến đấu ngắn hạn lẫn dài hạn", ông Er nhấn mạnh.

"Tôi không nghĩ rằng chương trình hiện đại hóa quân đội của chúng tôi phụ thuộc vào [sự hỗ trợ] của Đức trong tương lai gần, bởi chúng tôi đã đi một chặng đường dài để phát triển vũ khí của chính mình".

Khi được hỏi về việc, liệu bất đồng có thể có giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác NATO sẽ ảnh hưởng như thế nào tới khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, Tướng Er nói rằng: Bởi quyết định của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ dựa trên thời gian phục vụ, đặc biệt là của các hệ thống vũ khí, nên chiến lược quốc phòng nằm trong một hệ thống ưu tiên quốc gia - một quá trình kéo dài nhiều thập kỷ. 

"Vì thế, sẽ phải mất 10 hoặc 15 năm mới đến lúc căng thẳng hiện có giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO bắt đầu ảnh hưởng tới chiến lược an ninh của chúng tôi", Tướng Er kết luận. 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại