Pantsir-S (NATO gọi là: SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa/pháo phòng không có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên không trong phạm vi ngắn và trung.
Pantsir là một trong những hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất của Nga hiện nay.
Pantsir
Tên lửa Tor
Tor được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng chiến đấu và tiêu diệt các mục tiêu bay độ cao thấp đến trung bình.
Tor có thể tiêu diệt các mục tiêu là máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, vũ khí điều khiển chính xác, máy bay không người lái và tên lửa đường đạn.
"Hiện tại, các hệ thống phòng không của Nga gồm tổ hợp tên lửa/pháo phòng không Pantsir và các phiên bản khác nhau của tên lửa Tor cùng với trực thăng Mi-35, Mi-17 đang là những vũ khí mà Belarus rất muốn có được. Trực thăng Ansat cũng thu hút sự quan tâm lớn của Belarus khi xem xét đến các đặc tính và giá cả của loại vũ khí này. Belarus còn đề cập đến các trực thăng Ka-226 và một số loại vũ khí hạng nhẹ khác", ông Mikheyev tiết lộ khi tổng kết về kết quả của chuyến đi làm việc của phái đoàn Rosoboronexport đến triển lãm vũ khí Milex-2019 ở Belarus.
Ở Belarus, Nga có nhiều đối tác tham gia vào các dự án hợp tác với tất cả các công ty của Nga để sản xuất máy bay, trực thăng và xe bọc thép. "Đó là lý do giải thích tại sao triển lãm Milex mang tính chuyên nghiệp”.
Pantsir-S (NATO gọi là: SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa/pháo phòng không có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên không trong phạm vi ngắn và trung. Đây là một trong những hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất của Nga hiện nay.
Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir-S gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất - đối - không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại, đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
Các tổ hợp phòng không Pantsir-S thường được sử dụng để bảo vệ những khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400.
Hệ thống Pantsir-S được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc dưới mặt đất và trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu.
Trong khi đó, Tor-M1 là hệ thống tên lửa phòng không đất đối không tự hành có tính năng tiên tiến của Nga. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng chiến đấu và tiêu diệt các mục tiêu bay độ cao thấp đến trung bình.
Nó có khả năng tác chiến độc lập trong mọi điều kiện thời tiết. Hệ thống này có thể tiêu diệt các mục tiêu là máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, vũ khí điều khiển chính xác, máy bay không người lái và tên lửa đường đạn.
Phiên bản Tor-M2 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn được thiết kế nhằm tiêu diệt các mục tiêu bay ở độ cao từ thấp đến trung bình và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Hệ thống Tor-M2 mới được trang bị tên lửa 9M338. Nhờ kích cỡ của tên lửa 9M338 nhỏ hơn so với loại thuộc phiên bản trước, nên Tor-M2 có thể trữ được 16 tên lửa.
Nga và Belarus có quan hệ thân thiết. Belarus hiện đang sở hữu nhiều hệ thống vũ khí của Nga, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Nga và Belarus gần đây đã được củng cố và vì thế nhiều nước phương Tây cho đó là một phần của sự đáp trả của Nga đối với kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu.
Năm 2009, Nga và Belarus đã ký kết thỏa thuận thiết lập một hệ thống phòng thủ trên không chung. Hai nước cam kết cùng nhau bảo vệ không phận của nhau cũng như thiết lập một hệ thống phòng thủ trên không chung.