Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, một loạt hệ thống tên lửa đã được Liên Xô phát triển nhằm mục đích tạo ra sự răn đe tốt nhất đối với nguy cơ bị tấn công từ NATO.
Thế trận kết hợp giữa các đài radar mặt đất, tên lửa, máy bay tiêm kích/đánh chặn đã được phát triển và đưa vào ứng dụng thực tế tại chiến trường Việt Nam. Đây cũng là nơi các tên lửa SA-2 (S-75) do Liên Xô chế tạo đã bắn hạ không biết bao nhiêu máy bay Mỹ.
Trong khi SA-2 vẫn còn là hệ thống cố định thì tên lửa SA-6 những năm 1970 đã được thiết kế cơ động và giữ vai trò quyết định chiến lược trong nhiều cuộc xung đột quân sự ở Trung Đông.
Phần lớn ý tưởng đằng sau các kế hoạch bảo vệ một thành phố hay một mục tiêu quân sự thời kỳ Chiến tranh Lanh đều không chỉ tập trung vào việc bắn hạ các máy bay chiến đầu mà còn là nhiều loại tên lửa khác.
Các tổ hợp như SA-4, SA-5 và ABM Galosh cùng một loạt hệ thống khác được thiết kế để tập trung đánh chặn các đầu đạn trước khi chúng tiếp cận mục tiêu.
Cho dù Chính quyền Tổng thống Ronald Reagan tỏ ra rất hào hứng trong kế hoạch phát triển một hệ thống kiểu như "Chiến tranh giữa các vì sao" thì ở thời kỳ đó, khái niệm chống tên lửa đạn đạo vẫn có tính khả thi hơn và nó xuất phát từ việc chế tạo tên lửa SA-1 từ những năm 1950.
Tên lửa 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6)
SA-1 cũng như nhiều biến thể tên lửa khác được giao trọng trách tạo thành lưới lửa phòng không bảo vệ Thủ đô Moscow. Đây là hệ thống tên lửa tiên tiến nhất khi đó và chỉ được sử dụng cho những trung tâm đầu não quan trọng nhất của Liên Xô.
Sự tiến triển của công nghệ chống tên lửa đạn đạo tiếp tục được đẩy mạnh qua việc cho ra đời các tên lửa chiến thuật vào thời điểm kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Các hệ thống cơ động và nhỏ hơn như SA-6 Kub và SA-8 Osa đã phát triển thành các hệ thống như SA-11 Buk và SA-15 TOR mà hiện nay vẫn có thể tấn công các hệ thống tên lửa và máy bay không người lái khác.
Trong khi trước đây các hệ thống này thường chỉ được sử dụng bởi các quốc gia thuộc khối Xô Viết cũ và những đồng minh thân cận của họ thì những năm sau này khi Liên Xô tan rã, Nga đã vươn mình trỗi dậy thách thức chính sách và công nghệ của phương Tây.
Tên lửa S-300 Venezuela
Sau sự sụp đổ của chính phủ Libya và những thất bại ở Iraq, Nga đã tự coi mình là một đối trọng cần thiết với Mỹ và các đồng minh. Vai trò thống lĩnh của Nga ở Syria đã cho phép các hệ thống vũ khí từ thời Chiến tranh Lạnh được sử dụng một cách chủ động trong cuộc nội chiến tại đây.
Kể từ năm 2003, nhiều hệ thống tiên tiến hơn cũng được Venezuela mua sắm và đa phần đều hiện đại hơn các hệ thống của Syria, chẳng hạn như tổ hợp tên lửa phòng không S-300.
Những động thái răn đe của Mỹ với Venezuela và Iran thời gian gần đây chắc chắn phải tới sự hiện diện của các hệ thống như S-300 khi họ muốn thực hiện bất cứ hành động quân sự mạo hiểm nào tại những quốc gia này.
Sức mạnh không quân nhiều khả năng sẽ được dùng tới nếu chiến tranh xảy ra ở Venezuela và Iran nên các hệ thống tên lửa của Nga chắc chắn sẽ giữ vai trò quyết định chiến lược. S-300 có khả năng đánh trả hầu hết các máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và có thể cả máy bay tàng hình.
Truyền thống sử dụng các hệ thống tên lửa đặt trên mặt đất để chống trả các cuộc không kích của Mỹ đã có từ lâu và cũng từng rất thành công. Hiệu quả tác chiến của các hệ thống đó sẽ là yếu tố quyết định tới chiến lược tương lai trong các quan hệ quốc tế, đặc biệt là giữa Mỹ và Nga.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 Nga tham gia diễn tập tại Astrakhan