Theo báo cáo của Cơ quan Khí tượng Anh công bố ngày 9/11/2015 trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc COP21 (tại Pháp) cho hay, nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên 1 độ C kể từ đầu thế kỷ 20.
Mùa hè năm 2003 ở Pháp, có tới 10.000 đã chết vì nhiệt độ tăng cao, còn trên khắp châu Âu con số này còn lớn hơn thế nhiều (22.000 đến 35.000 người).
Nhiệt độ tăng lên 1 độ cũng đủ khiến cho làn sóng di cư trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, con người sẽ có xu hướng di chuyển tới ven biển.
"Số phận" của Trái Đất khi nhiệt độ tăng lên 1 độ C
Nếu như việc chênh lệch nhiệt độ trong ngày hay các vùng miền khác nhau mà bạn vẫn thường xem trên bản tin dự báo thời tiết có thể chênh lệch tới hàng chục độ C. Điều này có vẻ rất bình thường.
Thế nhưng, đó chỉ là nhiệt độ mang tính cục bộ, nếu nhiệt độ trung bình trên toàn bộ Trái Đất thay đổi chỉ 1 độ C thôi, đó là cả một vấn đề lớn của nhân loại.
6.000 năm trước, nhiệt độ trung bình của Trái Đất chỉ ấm hơn ngày nay có... 1 độ C! Khi ấy khu trung tâm nông nghiệp Mỹ ngày nay tại Nebraska khi đó chỉ là một sa mạc. Chỉ một độ C thay đổi thôi cũng khiến nơi đây giờ thành một vùng đất màu mỡ.
Băng tan khi nhiệt độ tăng lên. Ảnh Internet.
Và 125.000 năm trước, khi Trái Đất còn ấm hơn bây giờ chỉ 1 độ C, mực nước biển đã dâng cao từ 6 đến 9m so với ngày nay.
Như vậy bạn đã hình dung phần nào sự tác động ghê gớm mà chỉ chênh lệch 1 độ C mang lại rồi đúng không?
Nếu là các nước gần đường xích đạo thì sự tác động này càng diễn ra với cường độ mạnh mẽ hơn rất nhiều. Theo tính toán, nếu nhiệt độ tăng thêm lên 1 độ C, lượng nước sạch sẽ bốc hơi khỏi 1/3 diện tích bề mặt đất liền vào năm 2100.
Ở Bắc Cực, sự ảnh hưởng của việc ấm lên toàn cầu sẽ khiến lượng băng ở đây tan chảy làm mực nước biển dâng cao. Chúng ta đã mất 400 km băng chỉ trong có 40 năm gần đây và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Thậm chí cả tầng đất từng bị đóng băng vĩnh viễn cũng đang tan đi thành các hồ nước hay bùn. Bên dưới lớp băng xuất hiện những vết nứt và cả sự đổ vỡ của cấu trúc từng mất hàng trăm ngàn năm tạo dựng.
Hiệu ứng Domino trên quy mô toàn cầu. Ảnh Internet.
Nếu như băng có thể phản xạ 80% lượng nhiệt tới từ Mặt Trời thì đại dương lại hấp thụ tới 95% sự bức xạ Mặt Trời, như vậy việc diện tích bề mặt băng giảm đi khiến địa dương càng mở rộng sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng hơn.
Không chỉ băng ở 2 cực, các lớp băng ở đỉnh núi cũng bắt đầu tan chảy như núi Alps, hầu hết băng ở độ cao trên 3000 m đã bị tan chảy. Điều này gây nguy hiểm cho những thị trấn và các ngôi làng xung quanh chân núi vì hiện tượng sạt lở đất đá.
Băng tan khiến các lớp đất đá mất đi độ kết dính, khiến hiện tượng sạt lở trở nên nguy hiểm với cả người leo núi và dân địa phương. Một vài thị trấn như Pontresina nằm ở phía Đông Thụy Sĩ đã phải xây dựng các tường thành để bảo vệ.
Con người sẽ bị nhấn chìm bởi đại dương. Ảnh Internet.
Những quốc gia có độ cao so với mực nước biển thấp như Maldives đang chuẩn bị cho sự "xâm chiếm" của nước biển. Phía Đông nước Mỹ và Gulf (Mexico), các đảo thuộc Thái Bình Dương và Caribe cũng như vịnh Bengal sẽ là những nơi hứng chịu các cơn bão mạnh.
Không chỉ tác động gián tiếp tới con người thông qua tự nhiên, hiện tượng ấm lên còn gây ra các bệnh cho con người, thậm chí tử vong dù nhiệt độ chỉ tăng lên 1 độ C.
Ban đầu các triệu chứng ấy sẽ rất mờ nhạt, như cảm giác buồn nôn, hoa mắt chóng mặt và dễ bị kích động, những người già và trẻ em sẽ là các đối tượng bị tác động đầu tiên.
Nếu nhiệt độ con người đạt tới 41 độ C, điều này sẽ vô cùng nguy hiểm vì làm phá vỡ hoạt động cân bằng của hệ thống điều nhiệt (thermoregulatory system). Nạn nhân sẽ bị hôn mê, nếu không hạ nhiệt độ cơ thể, con người hoàn toàn có thể bị tử vong.
Nguồn: Globalwarming