5 thảm họa vũ trụ luôn rình rập hủy hoại Trái Đất

Cẩm Mai |

Bạn có biết Trái Đất của chúng ta luôn có nguy cơ bị "xóa sổ" từ những thảm họa to lớn tiềm ẩn trong vũ trụ?

Sau đây là 5 thảm họa từ vũ trụ luôn rình rập hủy diệt Trái Đất.

1. Bão Mặt Trời năng lượng cao

Mặt Trời không phải là ngôi sao bình yên như chúng ta tưởng. Mặt Trời tạo ra từ trường mạnh làm sản sinh ra nhưng tụ điểm lớn, có thể còn lớn hơn cả Trái Đất.

5 thảm họa vũ trụ luôn rình rập hủy hoại Trái Đất  - Ảnh 1.

Bão Mặt Trời.

Mặt Trời còn tạo ra những luồng phân tử và phóng xạ. gọi là gió mặt trời. Nếu đặt trong từ trường Trái Đất, gió mặt trời có thể gây ra ánh sáng phương bắc và phương nam, nhưng khi gió mặt trời mạnh hơn có thể làm nhiễu loạn giao tiếp radio.

Bão mặt trời từ tính mạnh đã từng tấn công Trái Đất nào năm 1859. Sự kiện này gọi là Carrington gây ảnh hưởng lớn đến các thiết bị điện tử nhỏ.

Những sự kiện như vậy đã từng xảy ra vài lần và con người vẫn sống sót. Những năm gần đây, con người sống phụ thuộc vào các thiết bị điện tử nhiều hơn nghĩa là sự kiện Carrington có nguy cơ tái diễn cao hơn.

Bão mặt trời không diệt vong nhân loại ngay nhưng đặt ra thách thức lớn. Con người không thể sống thiếu các thiết bị điện tử, lò sưởi, điều hòa nhiệt độ, Internet và GPS.

2. Sự không ngừng mở rộng của Mặt Trời

Theo "kịch bản", Mặt Trời sẽ bị "chết" ở tuổi 7,72 tỷ năm. Lúc đó, mây đen sẽ bao phủ khí quyển, Mặt Trời sẽ chỉ còn như "hành tinh lùn trắng".

Chúng ta sẽ không phải trải qua những giai đoạn đó bởi Mặt Trời sẽ tồn tại lâu hơn và sẽ mát và rộng lớn hơn.

5 thảm họa vũ trụ luôn rình rập hủy hoại Trái Đất  - Ảnh 2.

Măt Trời sẽ mở rộng ra.

Đồng thời, Mặt Trời trở thành ngôi sao khổng lồ đủ sức nhấn chìm cả sao Thủy và sao Kim. Lúc dó, Trái Đất vẫn được an toàn.

Nhưng Mặt Trời sẽ tạo ra gió mạnh thổi về Trái Đất. Nói cách khác, 7,59 tỷ năm nữa, Trái đất sẽ bị cuốn vào vòng xoáy mở rộng của ngôi sao chết và tan chảy ra mãi.

3. Tia gamma bùng nổ

Những vụ nổ lớn gọi là vụ nổ tia gamma có thể do 2 ngôi sao gây ra khi chúng xoay quanh quỹ đạo trung tâm do tập trung năng lượng thành tia nhỏ tồn tại chỉ vài giây hoặc phút.

5 thảm họa vũ trụ luôn rình rập hủy hoại Trái Đất  - Ảnh 3.

Tia gamma phát ra từ vụ nổ.

Phóng xạ của một ngôi sao có thể hủy hoại lớp ozone làm chúng ta phải hứng chịu tia UV gay gắt từ Mặt Trời.

Các nhà thiên văn đã phát hiện ra hệ thống sao WR 104 cách xa 5.200 – 7.500 năm ánh sáng, chưa đủ độ xa để đảm bảo an toàn.

Chúng ta chỉ có thể tính toán biết trước khi nào xảy ra vụ nổ tia gamma mà không thể ngăn chặn. Thật may mắn là tia gamma có thể đi lệch, không vào trúng Trái Đất.

4. Nổ các siêu tân tinh gần nhau

Vụ nổ các siêu tân tinh xảy ra khi một ngôi sao đến giai đoạn sống cuối cùng, theo chu kỳ 1– 2 lần trong 100 năm trong dải Ngân Hà.

5 thảm họa vũ trụ luôn rình rập hủy hoại Trái Đất  - Ảnh 4.

Một siêu tân tinh hình thành.

Các siêu tân tinh càng ở gần tụ điểm dày đặc trong Dải Ngân Hà thì càng dễ nổ. Chúng ta ở cách xa tụ điểm dày đặc trong Dải Ngân Hà nên không đáng lo ngại.

Các nhà thiên văn có thể ước tính vụ nổ siêu tân tinh trong vòng 50 năm ánh sáng bằng phóng xạ của nó hủy hoại lớp tầng ozone.

Ví dụ, ngôi sao Betelgeuse – một ngôi sao đỏ siêu lớn đang gần đến giai đoạn cuối đời trong chòm sao Orion cách xa 460 – 650 năm ánh sáng. Siêu tân tinh sẽ hình thành bây giờ hoặc trong triệu năm nữa.

5. Các ngôi sao di chuyển

Một ngôi sao di chuyển trong Dải Ngân Hà đến gần Mặt Trời, sẽ tương tác với "đám mây cứng Oort" ở rìa Hệ Mặt Trời, làm tăng nguy cơ sao chổi lao vào Trái Đất.

5 thảm họa vũ trụ luôn rình rập hủy hoại Trái Đất  - Ảnh 5.

Một ngôi sao di chuyển trong Dải Ngân Hà.

Mặt Trời tự đi theo lối xuyên qua Dải Ngân Hà đưa chúng ta luồng khí gas đậm đặc hơn hay loãng hơn.

Hiện tại, chúng ta đang trong bong bóng loãng hơn do một siêu tân tinh tạo ra. Gió và từ trường Mặt Trời đã làm tạo ra bong bóng giống như khu vực quanh hệ Mặt Trời.

Bong bóng khí heli như lá chắn ngăn chúng ta tiếp cận tới các vì sao tầm trung. Sau từ 20.000 đến 50.000 năm, chúng ta rời khỏi khu vực này, quả cầu khí heli ít ảnh hưởng đến hơn, Trái Đất sẽ bị phơi nhiễm. Chúng ta sẽ phải chống chọi với biến đổi khí hậu nhiều hơn.

Trái Đất bị hủy hoại thì nhân loại cũng bị diệt vong. Chúng ta vẫn chưa có biện pháp nào phòng tránh những thảm họa trên, chỉ có thể dự đoán trước.

Việc Trái Đất bị diệt vong do các thảm họa từ vũ trụ sẽ đến trong tương lai rất xa. Chúng ta vẫn còn thời gian để tìm cách bảo vệ nhân loại. Chinh phục một hành tinh khác, đưa nhân loại lên đó cũng là một giải pháp mà chúng ta đang bắt đầu thực hiện.

Nguồn: The Conversation, Daily Mail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại