3 đơn vị này chiếm khoảng 80% các trạm 5G trên toàn thế giới và cho đến gần đây, Huawei đã vươn lên dẫn đầu, nhờ vào thiết bị mạng chất lượng cao và giá cả cạnh tranh.
Nhưng các quan chức tình báo Mỹ cho rằng Huawei có liên quan đến quân đội và chính quyền Trung Quốc và nó thể hiện mối đe dọa an ninh. Gần đây, Mỹ đã cấm các công ty sử dụng công nghệ Mỹ trong việc bán chip cho Huawei, tìm cách cắt đứt nguồn cung các chất bán dẫn thiết yếu cho công ty này. Mỹ cũng đã gây áp lực với các đồng minh để không cho Huawei tham gia cung cấp linh kiện cho mạng 5G của họ.
Điều này đã có tác động ở châu Âu. Trong vài tuần qua, Hội đồng an ninh quốc gia Bỉ, Bỉ đã cấm sử dụng thiết bị Huawei trong mạng lưới 5G lõi của nó và hạn chế sử dụng thiết bị Huawei trong mạng truy cập vô tuyến (RAN). Chính phủ Anh tuyên bố sẽ loại bỏ hoàn toàn các công nghệ của Huawei vào năm 2023. Và các nhà khai thác viễn thông chính của Đức cho biết họ sẽ không sử dụng thiết bị Huawei trong mạng lõi của họ.
Châu Âu là một trong những thị trường 5G lớn nhất bên ngoài châu Á và là nơi có hai tập đoàn thủ lĩnh ngành công nghiệp này. Và bây giờ, tham vọng của các công ty châu Âu và công nghệ châu Âu có thể được hưởng lợi từ sự mất lòng tin ngày càng tăng của lục địa này với Huawei.
Làn gió nghiêng về Ericsson
Richard Windsor, một nhà tư vấn công nghệ toàn cầu và người sáng lập công ty nghiên cứu Radio Free Mobile, cho biết, trong lịch sử, thị trường cơ sở hạ tầng 5G ở châu Âu đã bị chi phối bởi Ericsson và Huawei, và Nokia theo sau. Ericsson là bên dẫn đầu về công nghệ và Huawei là người dẫn đầu về chi phí và họ kìm chế nhau, ông tranh luận.
Lúc này, các nhà phân tích nói rằng thủy triều đang thay đổi có lợi cho Ericsson
Ericsson vận hành 17 mạng lưới 5G tại 13 quốc gia châu Âu. Họ đã được hưởng lợi từ sự lo ngại ngày càng tăng xung quanh cơ sở hạ tầng Huawei ở châu Âu: Các nhà khai thác ở Đan Mạch, Na Uy, Anh và Đức gần đây đã chuyển các nhà cung cấp từ Huawei sang Ericsson đối với mạng RAN hoặc mạng lõi của họ. Dấu chân của công ty này ở châu Âu đang được mở rộng.
Công ty có trụ sở tại Stockholm cũng được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và việc thiếu các đối thủ có thể cạnh tranh với họ ở thị trường châu Âu. Mỹ đã cung cấp các khoản vay cho các nhà cung cấp viễn thông muốn chuyển đổi thiết bị Huawei, bao gồm cả ở Brazil và giữa các nhà mạng địa phương trong nước. Bộ trưởng tư pháp Mỹ William Barr thậm chí đã đi xa tới mức đề nghị vào tháng Hai rằng Hoa Kỳ nên mua hoặc có cổ phần tại Ericsson và đối thủ Nokia. Chúng tôi phải đưa ra quyết định về 'con ngựa mà chúng tôi sẽ dùng trong cuộc đua này, ông nói. (Chính quyền Trump đã bác bỏ ý kiến đó.)
Trong khi đó, Nokia, đối thủ châu Âu của Ericsson, đã chậm trễ trong cuộc đua 5G và đang cố gắng để bắt kịp. Vào tháng 3, họ tuyên bố rằng họ nắm giữ hơn 3.000 bằng sáng chế thiết yếu cho 5G. Nhưng câu hỏi về bằng sáng chế 5G cũng đang được tranh luận sôi nổi. Văn phòng Bằng sáng chế châu Âu cho biết Huawei là nắm giữ số lượng bằng sáng chế hàng đầu tại lục địa này, trong khi công ty luật Bird & Bird, thực hiện một nghiên cứu vào năm 2019, nhận thấy rằng Ericsson nắm giữ những bằng sáng chế thiết yếu nhất.
Nhờ có thiết bị chất lượng cao và danh tiếng thị trường tốt, sự giúp đỡ gián tiếp từ Mỹ và những rắc rối gây khó khăn cho cả hai đối thủ cạnh tranh lớn của mình, Ericsson đã có một sự trở lại đáng kể trong giới công nghệ vào buổi bình minh của 5G, theo Iain Morris, biên tập viên tại ấn bản về viễn thông Light Reading.
Tuy nhiên, Ericsson cũng có những hạn chế của nó. Công ty công nghệ Thụy Điển sẽ bị giám sát trong ba năm tới, theo các điều khoản của thỏa thuận với chính quyền Mỹ, sau khi họ thừa nhận hối lộ các quan chức ở ít nhất năm quốc gia.
Nếu bạn nhìn vào sự biến động tình hình từ quan điểm của các công ty, bạn có thể lập luận rằng Nokia là một công ty hoạt động tốt hơn, ông Iain Morris nói. Nhưng theo ông, Ericsson là một thế lực lớn hơn và mạnh hơn so với Nokia và cả hai đều có thể hưởng lợi từ ánh nhìn tiêu cực xung quanh Huawei bằng cách "thúc đẩy cách nhìn tin tôi, tôi là người Phần Lan hay tôi là dấu ấn Thụy Điển".
Tham vọng 5G của viễn thông châu Âu
Không chỉ Mỹ lo lắng về Huawei mà nhiều quan chức châu Âu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự an toàn của cơ sở hạ tầng lõi và định vị vấn đề 5G vào trung tâm của tầm nhìn EU đối với vai trò lãnh đạo công nghệ. Khi có lập trường như vậy, họ cũng "nhướn mày" đối với các quốc gia chọn thiết bị Huawei.
Huawei đã phản ứng bằng cách tăng gấp đôi quy mô trên thị trường châu Âu, cùng với Trung Đông và châu Phi, tất cả chiếm 24% doanh thu của hãng. Họ ủng hộ việc xuất bản một báo cáo ngành công nghiệp viễn thông năm ngoái, trong đó nói rằng việc cấm thiết bị từ các công ty Trung Quốc sẽ khiến các nhà cung cấp viễn thông châu Âu thiệt hại 55 tỷ euro (62 tỷ USD) và gây ra sự chậm trễ 18 tháng. Vào tháng 2, một trong những giám đốc điều hành hàng đầu của công ty này tại thị trường châu Âu đã nói rằng, Huawei đang cam kết với châu Âu nhiều hơn bao giờ hết, và tuyên bố họ sẽ thành lập các nhà máy sản xuất tại lục địa này – một nỗ lực phát triển 5G cho châu Âu chính tại châu Âu.
Những nỗ lực quan hệ công chúng này đang được đáp lại bằng một số hoài nghi. Vào tháng 1, các quốc gia thành viên EU đã áp dụng chính sách chung khuyến nghị các loại trừ cần thiết đối với các nhà cung cấp có rủi ro cao trong việc tham gia vào các bộ phận quan trọng hoặc nhạy cảm trong mạng 5G của họ. Và chính phủ Anh đang chịu áp lực đối với kế hoạch về một trung tâm sản xuất và nghiên cứu và phát triển (R&D) của Huawei ở Cambridge.
Hiện tại, chủ tịch luân phiên của Huawei Guo Ping cho biết, công ty này chỉ đơn giản là đang chiến đấu để "sinh tồn".