"Chảo lửa" Trung Đông: Mỹ nhượng bộ Iran, Israel ngồi trên đống lửa

PV |

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố về việc Mỹ sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Iran. Động thái này khiến Israel bất an như ngồi trên đốt lửa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hezbollah là một trong những kẻ thù không đội trời chung với Israel và là đồng minh trung thành của Iran. Đến thời điểm này, nhóm này vẫn tiếp tục quan điểm cứng rắn chống lại Tel Aviv.

Ngày 17/2, nhóm Hezbollah đã công bố đoạn video dài 12 phút có tiêu đề "Những kẻ theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, các căn cứ quân sự và an ninh trong thành phố của các người sẽ sớm là mục tiêu tấn công"

Đoạn video đe dọa tấn công 10 mục tiêu của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) trên khắp các thành phố nước này.

Tổng thư ký của Hezbollah, Hassan Nasrallah cảnh báo Tổng tham mưu trưởng IDF, Aviv Kochavi về việc họ sẽ thực hiện một cuộc "chiến tranh tổng lực".

Đoạn video của Hezbollah cảnh báo về một cuộc chiến nếu IDF chọn chiến tranh. Video này được coi là hành động đáp trả các cuộc tập trận quy mô lớn mà IDF đã tổ chức trong những tuần gần đây.

Trong các cuộc tập trận, phi công của IDF được huấn luyện để tấn công đến 3.000 mục tiêu mỗi ngày, trong trường hợp xuất hiện một cuộc đối đầu tổng lực.

Động thái cứng rắn này của Hezbollah chẳng phải điều gì mới mẻ. Thực tế, đây có thể sẽ chỉ là lời cảnh báo có ý nghĩa "phong trào", vì việc phát động một cuộc chiến tranh tổng lực là không hề dễ. Israel đầu phải đơn giản.

Ngày 18/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố, Mỹ đã sẵn sàng tham gia các cuộc đám phán để khôi phục thoả thuận hạt nhân với Iran .

Động thái này được coi là nhượng bộ lớn và gây ra cảm giác bất an đối với Israel. Trước đó, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã có cuộc điện đàm với ông Biden. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi ông Biden nhậm chức.

Trong cuộc điện đàm, ông Binden khẳng định cam kết của Mỹ đối với an ninh Israel và hợp tác quốc phòng giữa 2 nước. Tổng thống Mỹ cho biết, "dòng chảy vũ khí, thiết bị và tài trợ vẫn sẽ tiếp tục". Thế nhưng, chẳng điều gì là chắc chắn sau cam kết qua điện đàm này.

Tương tự như những gì ông Barack Obama đã làm, ông Biden hứa sẽ tăng viện trợ quân sự cho Israel, nhưng điều đó chẳng đảm bảo cho việc nước này sẽ nhận được sự hỗ trợ "hữu hình".

Ở một diễn biến khác, kẻ thù khác của Trục kháng chiến, Ả Rập Xê-út cũng đang phải căng sức chịu đựng Ansar Allah (người Houthi) của Yemen.

Ngày 17/2, Houthi chiếm được đập Marib, con đập có ý nghĩa quan trọng. Houthi đang tiến vào thành phố Marib và củng cố quyền lực ở những khu vực xung quanh.

Thành phố này vốn được coi là thành trì lớn cuối cùng của liên minh do Ả Rập Xê-út dẫn đầu. Nếu thất bại, người Houthi có nhiều cơ hội để tiến vào miền nam Ả Rập Xê-út. Trong các cuộc đột kích trước đây, họ đã bắt giữa hàng trăm binh sĩ của liên minh do Ả Rập Xê-út dẫn đầu và thu giữ nhiều thiết bị.

Tháng 2/2021 dường như là tháng của Trục kháng chiến, với các chiến dịch không tuân thủ thoả thuận hạt nhân của Iran đang có kết quả. Hezbollah, Houthi và các nhóm thân Iran ở Iraq và Syria đã liên tiếp đạt được mục đích trong các chiến dịch quân sự.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại