Cậu bé tiểu học bị bạn đánh chảy máu mặt, ông bố tức giận dẫn con tới trường rồi tuyên bố một câu ai cũng sửng sốt

M52 |

Khi chứng kiến vết thương bật máu của con trai, ông bố không khỏi tức giận lập tức tới trường, làm một hành động khiến 'thủ phạm' sợ xanh mặt.

Trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ, việc xung đột với bạn bè cùng trang lứa là điều khó tránh khỏi. 

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại bối rối không biết xử lý thế nào khi con mình bị bạn đánh , nên dạy con đánh trả hay nhẫn nhịn, báo người lớn hay tự giải quyết?

Mới đây, truyền thông đã đưa tin một vụ bạo lực học đường xảy ra ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc và người bố có cách giải quyết gây nhiều tranh cãi. 

Cụ thể, ông bố này rất tức giận khi phát hiện con trai mình trở về nhà trong tình trạng mặt bị thương, có thể do móng tay cào vào và khá sâu. Và đây không phải lần đầu cậu bé bị bạn học bắt nạt. 

Tuy nhiên, lần này là để lại hậu quả nặng nề hơn cả.

Cậu bé tiểu học bị bạn đánh chảy máu mặt, ông bố tức giận dẫn con tới trường rồi tuyên bố một câu ai cũng sửng sốt - Ảnh 1.

Cậu bé tiểu học bị bạn học đánh vào mặt.

Thương con bao nhiêu thì giận đứa trẻ gây ra vết thương bấy nhiêu, ông bố đã gọi cho giáo viên chủ nhiệm, yêu cầu gặp mặt phụ huynh của học sinh kia. 

Và sáng hôm sau, người bố dẫn cậu con trai lên trường. Mặc giáo viên, ban giám hiệu ra đề nghị hòa giải giữa 2 bên phụ huynh và 2 đứa trẻ nhưng ông bố gay gắt từ chối.

Ông quay sang cầm tay con, động viên: "Bố đang ở đây rồi, hãy đánh lại đứa trẻ đã đánh con!".

Những người có mặt ở đó đều sửng sốt, cậu bé đã đánh bạn thì sợ hãi, cậu con trai bị đánh cũng không khá hơn là mấy, đứng khép nép bấm ngón tay. 

Cuối cùng, vì con trai không dám ra tay nên ông bố là người ra mặt đe dọa, cảnh cáo nam sinh kia, rằng nếu tái phạm sẽ không tha. 

Dù sau đó người bố đã chấp nhận lời xin lỗi từ phụ huynh kia nhưng cách dạy dỗ của ông vẫn gây nhiều tranh cãi.

Cậu bé tiểu học bị bạn đánh chảy máu mặt, ông bố tức giận dẫn con tới trường rồi tuyên bố một câu ai cũng sửng sốt - Ảnh 2.

Người bố khuyến khích con đánh lại bạn khi bị đánh gây nhiều tranh cãi. (Ảnh minh họa)

Một số cư dân mạng bày tỏ sự ủng hộ cho hành động này của cha mẹ. Trước hết, nếu dạy con luôn phải nhẫn nhịn khi bị bắt nạt sẽ nảy sinh tâm lý cam chịu, ức chế, lâu dần sẽ thui chột sự tự tin của đứa trẻ. 

Những trẻ em bị bắt nạt trong nhiều năm sẽ bị tổn thương và ảnh hưởng tiêu cực tới tính cách của chúng khi lớn lên. Cách tiếp cận này đã giải quyết rất nhiều vấn đề tâm lý này.

Đồng thời, một bộ phận lại cho rằng dạy trẻ ăn miếng trả miếng chưa bao giờ là cách hay. Thay vì thế, điều đó có thể khiến trẻ bị ghét hơn hoặc bị cô lập.

Vậy cha mẹ nên làm thế nào khi con bị bắt nạt ở trường học?

1. Không khuyến khích con sử dụng bạo lực

Bạo lực giải quyết bằng bạo lực sẽ càng làm tăng thêm sự căng thẳng cho mối quan hệ và khiến trẻ bị rơi vào thế cô lập. 

Hơn nữa, trẻ bị bắt nạt thường là trẻ có sự khác biệt về tính cách, yếu đuối về thể chất, việc đánh lại có thể sẽ gây ra những tổn thương lớn hơn cho chính bản thân trẻ.

Tuy nhiên, cha mẹ nên giúp trẻ hiểu rằng không đánh lại không có nghĩa là nhẫn nhịn. 

Trẻ có thể dùng nhiều cách để phản kháng lại sự bắt nạt từ bạn học như thông báo với phụ huynh, giáo viên để có hình thức phạt xứng đáng với người bắt nạt trẻ.

Cậu bé tiểu học bị bạn đánh chảy máu mặt, ông bố tức giận dẫn con tới trường rồi tuyên bố một câu ai cũng sửng sốt - Ảnh 4.

2. Hãy để trẻ tự giải quyết vấn đề của mình, cha mẹ hãy cung cấp phương pháp

Hãy để trẻ tự đối mặt với vấn đề của mình, còn cha mẹ, chỉ là người bên cạnh hướng dẫn, động viên tinh thần cho con. 

Điều này không chỉ tốt cho sự trưởng thành của con mà còn tốt hơn trong tình huống con bị bắt nạt. Bởi nếu cha mẹ can thiệp không khéo, sẽ dể đẩy mâu thuẫn lên cao hơn.

Nếu con tự giải quyết ổn thỏa vấn đề, cha mẹ cần có lời ca ngợi, động viên, khích lệ kịp thời để con thấy con chẳng hề kém cỏi, chẳng ai bắt nạt được con.

Cậu bé tiểu học bị bạn đánh chảy máu mặt, ông bố tức giận dẫn con tới trường rồi tuyên bố một câu ai cũng sửng sốt - Ảnh 5.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại