Cao thủ Putin bất ngờ ra đòn “phá trận” Mỹ-NATO

Đại tá Lê Thế Mẫu |

Để giành quyền kiểm soát Caspi, từ nay Nga sẽ tăng cường trang bị và nhân lực cho Hạm đội Caspi và mở rộng các cơ sở hạ tầng tại vùng biển này. Đến năm 2020, Hạm đội Caspi sẽ có diện mạo hoàn toàn mới và sẽ là cản trở lớn nhất đối với tham vọng của Mỹ bành trướng ảnh hưởng quân tự trên toàn bộ khu vực Capca và Trung Á.

Ngày 12/8/2018, tại thành phố cảng Aktau của Kazakhstan , sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ V, Tổng thống Nga V.Putin, Tổng thống Azerbaijan Ilkham Alyev, Tổng thống Turkmeniya Gurbanhuly Berdymukhamedov, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev và Tổng thống Iran Hassan Rouhani, ký Công ước về quy chế pháp lý của vùng biển Caspi sau 20 năm thương lượng rất phức tạp và cam go.

Đây là sự kiện chính trị rất quan trọng, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc cạnh tranh địa chính trị liên quan tới Caspi-một khu vực không chỉ là kho báu ẩn chứa nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ gồm dầu mỏ (với trữ lượng khoảng 50 tỷ thùng), khí đốt (với trữ lượng khoảng 300.000 tỷ mét khối) chỉ đứng sau Trung Đông, mà còn có giá trị địa chính trị vô cùng quan trọng trong đại chiến lược của các cường quốc, trước hết là Mỹ, Nga và Trung Quốc [1,2].

Nguyên nhân chủ yếu khiến cuộc đàm phán về chủ quyền đối với Caspi kéo dài 20 năm là quá trình này có sự đan xen giữa nhiều yếu tố địa lý, kinh tế, địa chiến lược và địa chính trị. Ngoài ra, trong nhiều năm qua, giữa các nước còn có nhiều điểm bất đồng khi xác định khái niệm Caspi là "hồ Caspi" hay là "biển Caspi".

Chỉ sau khi thống nhất được khái niệm này là "biển Caspi" mới có thể có cơ sở để phân định chủ quyền giữa các nước dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế.

Cao thủ Putin bất ngờ ra đòn “phá trận” Mỹ-NATO - Ảnh 1.

Theo Công ước Caspi, 5 quốc gia ven vùng biển này có quyền sử dụng chung mặt biển, còn đáy biển và lòng đất dưới Caspi được phân chia cho các quốc gia theo thỏa thuận giữa họ trên cơ sở pháp lý quốc tế.

Như vậy, bên thiệt hại nhiều nhất về kinh tế là Nga vì phải san sẻ quyền lợi cho ba nước nước đây là thành viên trong đại gia đình Liên Xô. Trước năm 1992, khoảng 86% vùng biển Caspi thuộc chủ quyền của Liên Xô và 14% còn lại thuộc chủ quyền của Iran.

Tuy nhiên, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây sau khi tuyên bố độc lập bắt đầu đưa ra yêu sách chủ quyền đối với Caspi.

Trong điều kiện đó, nước Nga đành phải nghĩ tới chuyện chia sẻ chủ quyền của mình ở Caspi cho các nước cộng hòa Xô Viết trước đây là Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmeniya. Còn Iran không chỉ có ý định duy trì mà còn có tham vọng đòi có chủ quyền nhiều hơn 14% mà họ đã từng có từ thời Liên Xô.

Công ước Caspi xác định, chủ quyền của Nga đối với Caspi chỉ còn lại là 19%, chủ quyền tương tự của Azerbaijan là 20%, của Kazakhstan-29%, của Turkmeniya-17%, còn Iran vẫn có chủ quyền 14% như trước năm 1992.

Như vậy, Nga đã phải phân chia 86% chủ quyền thời Xô Viết cho các nước đã từng là thành viên Liên Xô trước đây là Kazakhstan, Azerbaijan và Turkmeniya.

Công ước Caspi quy định rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên đối với tài nguyên thiên nhiên, lòng đất dưới biển, mặt biển và không phận trên biển.

Công ước Caspi quy định, nếu một bên quyết định đặt đường ống dẫn dầu và khí đốt đi qua đáy biển Caspi thuộc chủ quyền của nước khác thì hai bên phải đàm phán và thương thảo song phương mà không cần cơ chế đa phương gồm 5 bên có chủ quyền ở Caspi.

Thành công có ý nghĩa đột phá và vô cùng quan trọng của Công ước Caspi đối với Nga là không cho phép các quốc gia bên ngoài khu vực bố trí căn cứ quân sự ở Caspi.

Nga và Iran hiển nhiên đồng ý với quy định này, nhưng để thuyết phục các thành viên khác là Kazakhstan, Azerbaijan và Turkmeniya không phải là chuyện dễ bởi một trong những mục đích chiến lược quan trọng nhất của Mỹ khi thực hiện đề án diễn biến hòa bình trong thời kỳ Chiến tranh lạnh nhằm làm tan rã Liên Xô là giành quyền kiểm soát Caspi thông qua việc lôi kéo Kazakhstan, Azerbaijan và Turkmeniya vào quỹ đạo của Washington.

Theo ý đồ chiến lược này, Mỹ sẽ bố trí các căn cứ quân sự ở Caspi để từ đó giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Capca, Biển Đen và Trung Á-một vành đai địa chính trị nhằm bao vây nước Nga [4,5].

Cao thủ Putin bất ngờ ra đòn “phá trận” Mỹ-NATO - Ảnh 2.

Tổng thống Nga V.Putin, Tổng thống Azerbaijan Ilkham Alyev, Tổng thống Turkmeniya Gurbanhuly Berdymukhamedov, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev và Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại Hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ V ngày 12/8/2018)

Trong khi đó, giới phân tích cho rằng quyết định này của Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev cho phép Mỹ sử dụng cảng Kuryk và Aktau là "nhát dao đâm sau lưng Nga" bởi hai cảng này nằm trong ý đồ chiến lược của Mỹ ráo riết vận chuyển các lực lượng khủng bố từ Iraq và Syria tới Afghanistan để thực hiện chiến lược gây bất ổn ở các nước Trung Á-khu vực "sân sau" của Nga và Trung Quốc.

Chính vì thỏa thuận với Kazakhstan có ý nghĩa cực kỳ quan trọng như vậy nên Mỹ đã sẵn sàng loại bỏ lệnh phong tỏa tài sản ở Mỹ của gia đình Tổng thống Kazakhstan trị giá 22 tỷ USD! [3]Để thực hiện mục đích chiến lược này, tháng 4/2018, Mỹ đã ký được một thỏa thuận rất quan trọng với Kazakhstan, theo đó chính quyền Astana sẽ cho phép Mỹ sử dụng hai cảng lớn của nước này là Kuryk và Aktau [6].

Để tránh phản ứng bất lợi từ phía Nga, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev khẳng định rằng thỏa thuận này chỉ cho phép Mỹ sử dụng hạ tầng cơ sở để vận chuyển nhân lực quân sự và vũ khí cho chiến trường Afghanistan mà hoàn toàn không nhằm chống lại Nga [7].

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ V, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, theo Công ước Caspi, các nước bên ngoài không được phép bố trí căn cứ quân sự ở vùng biển này. Trước đó, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Kazakhstan Kairat Abdrakhmanov cũng đưa ra tuyên bố tương tự.

Thậm chí, ông còn nói rõ thêm rằng sẽ không có căn cứ quân sự Mỹ tại Caspi. Tổng thống Nga V.Putin cũng cho biết, Công ước Caspi có ý nghĩa thời đại bởi nó xua tan tham vọng của các cường quốc ngoài khu vực hiện diện quân sự tại vùng biển này.

Công ước Caspi đã làm phá sản toàn bộ kế hoạch đầy tham vọng của Mỹ ở Caspi. Nghĩa là từ nay Mỹ sẽ không được phép bố trí căn cứ quân sự tại các cảng Kuryk và Aktau và các phương tiện quân sự của Mỹ cũng không được phép qua lại trên biển Caspi.

Để giành quyền kiểm soát Caspi, từ nay Nga sẽ tăng cường trang bị và nhân lực cho Hạm đội Caspi và mở rộng các cơ sở hạ tầng tại vùng biển này.

Theo kế hoạch của Bộ quốc phòng Nga, từ năm 2019, Bộ chỉ huy Hạm đội Caspi sẽ chuyển từ thành phố Asrakhan trên sông Volga của Nga tới đóng tại thành phố Kaspisk ven bờ Caspi.

Đến năm 2020, Hạm đội Caspi sẽ có diện mạo hoàn toàn mới và sẽ là cản trở lớn nhất đối với tham vọng của Mỹ bành trướng ảnh hưởng quân tự trên toàn bộ khu vực Capca và Trung Á [3].

Đánh giá ý nghĩa của Công ước Caspi, Tổng thống Nga V.Putin nhận định: "Công ước này là một thành công lớn nhờ có được sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa lãnh đạo các quốc gia ven bờ Caspi trên cơ sở tôn trọng, quan hệ đối tác và bình đẳng.

Công ước Caspi chứng tỏ, một khi các quốc gia cùng chung nỗ lực hướng tới các mục đích lớn thì có thể hóa giải được những vấn đề phức tạp nhất và tìm ra giải pháp cân bằng mà tất cả các bên đều chấp nhận được.

Dĩ nhiên, Công ước Caspi còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phối hợp hoạt động của các cơ quan tình báo và biên phòng của các nước thành viên để đối phó với các nguy cơ và thách thức chung, trước hết là chống lại chủ nghĩa khủng bố đang ngóc đầu ở Trung Á sau thất bại ở Iraq và Syria"[8].

Tài liệu tham khảo:

[1] Sea Power: The History and Geopolitics of the World's Oceans. https://www.amazon.com/Sea-Power-History-Geopolitics-Worlds/dp/073522059X/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1505786654&sr=8-1&keywords=sea+power

[2] Energy politics and geopolitical competition in the Caspian Basin. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1879366513000171

[3] В Пентагоне паника, Путин «перекрыл» Каспий для США и НАТО. http://maxpark.com/community/13/content/6441400

[4] Competition of Geopolitical Interests in Post-Soviet Space: Future Prospects for the Eastern Partnership Countries. https://www.academia.edu/7874022/Competition_of_Geopolitical_Interests_in_Post-Soviet_Space_Future_Prospects_for_the_Eastern_Partnership_Countries

[5] Geopolitical interests of Russia in post-soviet space: Southern border. https://link.springer.com/article/10.1134/S2079970514040170

[6] Казахстан ратифицировал протокол о сотрудничестве с США по транзиту в Афганистан. https://iz.ru/739637/2018-05-05/kazakhstan-ratifitciroval-protokol-o-sotrudnichestve-s-pentagonom-po-tranzitu

[7] Соглашение Казахстана с США не ударит по дружбе с Россией — политологи. http://www.stanradar.com/news/full/25737-soglashenie-kazahstana-s-ssha-ne-udarit-po-druzhbe-s-rossiej-politologi.html

[8] Путин высоко оценил подписание конвенции о статусе Каспийского моря. http://maxpark.com/community/13/content/6441527

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại