Căng thẳng Ukraine tác động thế nào đến Trung Đông?

Hà Linh |

Tình hình căng thẳng leo thang tại Ukraine có thể không chỉ dừng lại ở phạm vi châu Âu mà ảnh hưởng còn lan tới tận Trung Đông.

Kênh DW (Đức) đã đưa ra nhận định về ảnh hưởng có thể ập đến với Trung Đông nếu xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine.

Bán đảo Arab

Nếu xung đột bùng phát ở Ukraine, khu vực Bán đảo Arab sẽ chịu tác động, đặc biệt là Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), các đồng minh của Mỹ.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho các nước Vùng Vịnh. Tuy nhiên, Saudi Arabia lại là đối tác đặc biệt của Nga về dầu mỏ.

Saudi Arabia và Nga đã ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự vào tháng 8/2021. Do vậy, ông Hamdi đánh giá rằng việc buộc phải lựa chọn phe giữa Nga và Mỹ thực sự là khó khăn cho những quốc gia bán đảo Arab.

Israel

Ông Hamdi nhận xét: "Israel có thể là đối tượng chịu thất bại trong bất cứ xung đột nào nổ ra giữa Nga và Mỹ bởi vì nước này sẽ buộc phải chọn phe dẫn đến suy giảm mọi lợi ích đã đạt được".

Trong tháng 2 này, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Emine Dzhaparova cảnh báo Israel sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bất cứ hình thức leo thang căng thẳng nào. Đó có thể là làn sóng người Do Thái từ Ukraine đến nhập cư hoặc việc cắt giảm đột ngột xuất khẩu lúa mì.

Căng thẳng Ukraine tác động thế nào đến Trung Đông? - Ảnh 1.

Thành viên lực lượng tình nguyện thuộc quân đội Ukraine được đào tạo tại Kiev ngày 22/1. Ảnh: AP

Lúa mì

Theo Viện Trung Đông có trụ sở tại Mỹ, Ukraine xuất khẩu 95% ngũ cốc qua Biển Đen và vào năm 2020 trên 50% lượng lúa mì xuất khẩu của nước này là đến Trung Đông cùng Bắc Phi".

Từ đó, gián đoạn xảy ra có thể dẫn đến hậu quả nặng nề về an ninh lương thực tại Trung Đông dẫn đến thiếu hụt và giá tăng cao đối với lúa mì. Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ước tính Lebanon cùng Libya nhập khẩu đến 40% lượng lúa mì từ Nga và Ukraine, trong khi đó Yemen là 20% và Ai Cập là 80%.

Libya

Libya được coi là một trong những quốc gia đầu tiên ở Trung Đông cảm nhận được tác động. Ông Sami Hamdi tại công ty International Interest ở London (Anh) phân tích: "Nga vẫn duy trì căn cứ không quân Al Jufra tại Libya mà nước này có thể huy động ngay lập tức trong viễn cảnh xảy ra giao tranh với Ukraine".

Căng thẳng Ukraine cũng diễn ra ở thời điểm Libya hứng chịu bất ổn nội địa. Kể từ khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ năm 2011, quốc gia Bắc Phi này bị chia rẽ bởi 2 chính quyền đối đầu ở miền Đông và Tây đất nước.

Libya đã lên kế hoạch tổ chức bầu cử tổng thống trong ngày 24/12/2021 nhưng việc bỏ phiếu bị trì hoãn vì tranh cãi giữa các phe phái xoay quanh luật bầu cử. Liên hợp quốc ghi nhận chính phủ tại Tripoly trong khi đó Nga thể hiện ủng hộ với chính quyền ở miền Đông Libya.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại