Nhà điều hành China State Railway Group tuyên bố Trung Quốc sẽ hoàn thành tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới chạy quanh sa mạc, dài 2.712km và bao quanh sa mạc Taklimakan rộng lớn khi đoạn đường dài 825km cuối cùng được khánh thành vào ngày 16/6 ở Khu tự trị Tân Cương Tây Bắc đất nước.
Tuyến đường sắt Hotan-Ruoqiang, nối thành phố Hotan ở Tây Nam Tân Cương và quận Ruoqiang ở phía đông nam, với hành trình chỉ mất 11 giờ rưỡi, có tốc độ thiết kế 120 km/h và 22 ga. Tuyến đường có thể được điện khí hóa trong tương lai.
Chuyến tàu đầu tiên của tuyến đường sắt Hotan-Ruoqiang rời ga Hotan ở Hotan, phía tây bắc khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc, ngày 16 /6/2022. Ảnh: Tân Hoa Xã
Taklimakan, với kích thước nhỏ hơn nước Đức một chút, là sa mạc cát dịch chuyển lớn thứ hai thế giới. Tuyến đường sắt Hotan-Ruoqiang dài 534 km, tương đương 65% tổng chiều dài, đang đối mặt với các mối đe dọa từ gió và cát. Các kỹ sư đã phải đối mặt với những vấn đề này kể từ khi bắt đầu xây dựng vào tháng 12/2018.
5 cây cầu với tổng chiều dài 49,7 km đã được xây dựng để tàu chạy bên trên trong khi cát di chuyển bên dưới. Những người xây dựng đã tạo ra 50 triệu mét vuông lưới cỏ và trồng 13 triệu cây ưa cát như cây hắc mai biển để bảo vệ đường sắt.
Trung Quốc thử nghiệm đường sắt quanh sa mạc đầu tiên thế giới, đoạn Hòa Điền-Nhược Khương ở Tân Cương. Ảnh: Global Times
Cùng với 3 tuyến đường sắt hiện có cắt ngang sa mạc, việc vận hành tuyến Hotan-Ruoqiang sẽ biến tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới quanh sa mạc trở thành hiện thực. Tuyến mới sẽ thúc đẩy hơn nữa kết nối đường sắt ở các khu vực biên giới phía Tây, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng người, hàng hóa và sự phát triển của các khu vực dọc theo nơi nó chạy qua. Bên cạnh đó, tuyến đường này còn có tác dụng tăng cường đoàn kết dân tộc, củng cố quốc phòng và thúc đẩy tái sinh nông thôn, công ty cho biết .
Ảnh chụp từ trên không ngày 25/9/2020 cho thấy, công nhân đặt đường ray tại công trường xây dựng tuyến đường sắt Hòa Điền - Nhược Khương. Ảnh: Tân Hoa xã
Sun Zhang, chuyên gia vận tải công cộng kiêm giáo sư tại Đại học Đồng Tế Thượng Hải, nói với Global Times rằng mức độ nâng cao của tuyến đường này với sự phát triển kinh tế khu vực sẽ không được đo bằng phép cộng mà bằng phép nhân. Tuyến đường sắt được thiết lập để thúc đẩy mạnh nền kinh tế của miền nam Tân Cương.
Ông Sun cho biết tuyến đường sắt này có tốc độ tương đối thấp, có thể chở cả hành khách và hàng hóa và đây sẽ là một lợi ích cho khu vực giàu tài nguyên.
Tàu chạy thử tuyến Hòa Điền - Nhược Khương ngày 11/3/2022. Ảnh: Tân Hoa Xã
Với việc xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan (CKU) đang có dấu hiệu khởi động tích cực sau nhiều năm trì hoãn, tuyến đường sắt vòng nối tất cả các khu vực phía nam Tân Cương sẽ giúp lưu thông hàng hóa cả trong nước và quốc tế. Kashi, một trung tâm, có thể trở thành điểm kết nối lưu thông quốc tế và nội địa, ông Sun dự đoán.
Tuyến đường sắt CKU có khả năng là tuyến đường ngắn nhất để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến châu Âu và Trung Đông, cắt giảm hành trình 900 km và tiết kiệm thời gian di chuyển từ 7-8 ngày.
Tính đến cuối năm 2021, tổng chiều dài hoạt động của đường sắt trên khắp Trung Quốc đã vượt 150.000 km, bao gồm hơn 40.000 km đường sắt cao tốc.
(Theo Global Times)