Cách xa Trái Đất gần 150 triệu km, làm thế nào nhà khoa học đo được nhiệt độ của Mặt trời?

S.T |

Nhiệt độ của Mặt trời đã đo được rơi vào mức... không tưởng.

Nhiệt kế rượu và nhiệt kế thủy ngân chỉ thích hợp cho nhiệt độ ở miền thích hợp. Với nhiệt độ quá cao thì rượu và thủy ngân trong nhiệt kế sẽ bay hơi, làm hỏng nhiệt kế.

Loại nhiệt kế điện tử bạch kim có thể đo được nhiệt độ cao, nhưng nó chỉ đo được nhiệt độ đến 1.000oC. Dùng loại quang hỏa kế chuyên dùng cũng chỉ đo được đến 3.200oC.

Ngoài ra, người ta còn đo nhiệt độ bằng cách sử dụng phương pháp đo năng do vật chất ở nhiệt độ cao phát ra.

Chẳng qua đối với nhiệt độ cao hàng vạn độ, dù có dùng phương pháp đo nào thì cũng không thể đo trực tiếp được nhiệt độ mà chỉ có thể thông qua việc tính toán để xác định nhiệt độ.

Ví như với nhiệt độ ở trung tâm Mặt Trời là 1,5 triệu độ C là chỉ qua năng lượng hết sức lớn của phản ứng nhiệt hạch mà tính.

Cách xa Trái Đất gần 150 triệu km, làm thế nào nhà khoa học đo được nhiệt độ của Mặt trời? - Ảnh 1.

Mặt cắt cấu trúc của Mặt Trời.

Để tiến hành phản ứng nhiệt hạch nhân tạo, người ta phải tạo được nhiệt độ siêu cao như ở trung tâm Mặt Trời.

Trước mắt các chuyên gia của nhiều nước trên thế giới đang tập trung nghiên cứu vấn đề này. Hiện nay, đã có công bố về kết quả việc tạo được nhiệt độ gần một triệu độ trong điều kiện lý tưởng.

Đương nhiên là các số liệu này đưa ra không phải do đo trực tiếp. Có lúc thì dựa vào các bức xạ do các ion phát ra, có lúc thì dựa vào hình trạng của quang phổ phát ra cũng như mật độ điện tử mà tính ra.

Nguồn sưu tầm: Cuốn "10 vạn câu hỏi vì sao? – Bí ẩn quanh ta", trang 45-46 , NXB Hồng Đức.

Tiêu đề bài viết đã được tòa soạn đặt lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại