Nếu bạn cho rằng, năm 2015 được coi là năm nóng nhất trong lịch sử thì có lẽ bạn cần update thêm rằng, vào năm 2016, nhân loại sẽ tiếp tục phải gánh chịu thêm một năm nóng kỷ lục mới, có phần vượt trội hơn cả 2015.
Cụ thể, nhiệt độ trung bình toàn cầu được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 1,14 độ C trong năm tới và chỉ có 5% cơ hội để mức nhiệt trung bình của năm 2016 tăng thấp hơn con số này.
Báo cáo này được công bố chỉ chỉ vài ngày sau khi Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP21) kết thúc với việc:
195 quốc gia chung tay ký vào thỏa thuận đề ra mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C.
Cùng với đó, họ sẽ thúc đẩy nỗ lực để giảm xuống còn 1,5 độ C so với thời kỳ trước khi xảy ra cuộc cách mạng công nghiệp (1850 - 1900).
Nhưng nói suông thì ai có hiểu, liệu bạn có hình dung ra mức nhiệt độ Trái đất đang tăng lên "chóng mặt" như thế nào không?
Nhà nghiên cứu khí hậu, giáo sư Ed Hawkins thuộc ĐH Reading mới đây đã xây dựng hình ảnh đồ họa giúp bạn hình dung nền nhiệt độ toàn cầu hàng tháng tăng giảm ra sao từ năm 1850 - 2016.
Với các vòng xoắn ốc hoạt hình, người xem dễ dàng thấy được sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu rõ rệt, đặc biệt là vài thập kỷ qua.
Bạn có thể nhận thấy, các vòng tròn xoắn ốc lúc đầu liên kết chặt chẽ với nhau nhưng chúng bắt đầu lan rộng ra ngoài từ thập năm 1940, và bắt đầu đạt đỉnh điểm vào thập niên 1990.
Nhiệt độ tăng cao khiến các loài sinh vật trên thế giới phải "ngắc ngoải" sống.
Theo các chuyên gia, chính việc đốt nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí đốt trong suốt hơn 150 năm qua đã thải ra môi trường 1 lượng khí CO2 lớn, khiến nhiệt độ không khí và nước biển toàn câu tăng lên chóng mặt.
Để giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu, bạn có thể thực hiện một vài những biện pháp sau đây:
+ Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện.
+ Rút hẳn phích điện và tắt đèn khi không dùng.
+ Nếu sử dụng điều hòa nhiệt độ, hãy để ở mức 25-26 độ C.
+ Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi gia súc.
+ Giảm lượng rác thải nhà bếp, hạn chế sử dụng túi nilon, tái chế sử dụng giấy.
+ Tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển.
Nguồn: USAToday, PRI, ClimatechangeNews