Mới đây, trong một nghiên cứu mới nhất về biến đổi khí hậu, nhóm các chuyên gia cho biết vào giữa thế kỷ này, nhiệt độ trung bình trên thế giới có thể vượt ngưỡng 2 độ C vào năm 2050 (cột mốc thời gian mà các nhà đàm phán khí hậu đã đặt ra để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu).
Mặc dù số lượng tăng dường như không phải là cao, nhưng bất kỳ thay đổi về nhiệt độ dù chỉ là nhỏ nhất cũng góp phần làm thay đổi hệ sinh thái "mỏng manh" của Trái Đất.
Trái Đất ấm lên có thể dẫn đến hiện tượng băng tan, mực nước biển tăng dần lên, và cũng có thể ảnh hưởng xấu tới nhiều loài sinh vật sống trong môi trường tự nhiên.
Nhiệt độ tăng cao có thể gây ra hiện tượng cháy rừng.
Hơn nữa, Nhiệt độ Trái Đất tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ của các hiện tượng thiên tai gây thiệt hại lớn như hạn hán, lũ lụt, cháy rừng và bão.
Theo kết quả nghiên cứu của Cơ quan đại dương và khí quyển (NOAA) của Mỹ cho biết trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016, nhiệt độ trung bình của Trái Đất là 16,4 độ C, tăng 0,2 độ C so với cùng kỳ năm ngoái (16,2 độ C) và tăng 1,05°C so với thế kỷ 20. Tháng 6/2016 trở thành tháng nóng nhất từ trước tới nay.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, rất nhiều nơi trên thế giới xuất hiện những đợt nắng nóng kỷ lục như ở Ấn Độ với nhiệt độ kỷ lục lên tới 51 độ C làm hàng nghìn người chết, hay những cường quốc kinh tế như Anh, Nga , Mỹ cũng có nền nhiệt chạm ngưỡng 40 độ C.
Trong một báo cáo mang tên "Sự thật về biến đổi khí hậu ", Giáo sư Sir Robert Watson, người trước đó đã chủ trì cuộc họp của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) và là tác giả chính của nghiên cứu nhận định rằng, thế giới đang nóng lên "nhanh hơn nhiều" so với dự đoán của các chuyên gia trước đó.
Hạn hán cũng xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi trên Trái Đất khi Trái Đất ấm dần lên.
Báo cáo cho biết: "Mối quan tâm chính không phải là khi mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trong thế kỷ này dưới 2 độ C sẽ bị vượt quá, mà là những tác động của biến đổi khí hậu do nhiệt độ tăng toàn cầu.
"Các hiện tượng thời tiết có liên quan trực tiếp do biến đổi khí hậu đã tăng gấp đôi số lượng kể từ năm 1990. Sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lên mức 2 độ C trong vài thập kỷ tới sẽ kéo theo hàng loạt các hiện tượng thất thường này".
Các hiện tượng thời tiết "xấu" xuất hiện liên tục sẽ có ảnh hưởng lớn tới tài nguyên nước, sản xuất thực phẩm, sức khỏe của con người, các dịch vụ và cơ sở hạ tầng tại các khu vực đô thị và nông thôn, giữa các ngành khác.
Trái Đất ngày càng ấm lên khi nhiệt độ tăng cao khủng khiếp.
Giáo sư Watson cho hay, một số các tác động của biến đổi khí hậu có thể có lợi, nhưng hầu hết chúng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh kế ở khắp mọi nơi.
Trước đó, vào ngày 12/12/2015, đại diện của 195 quốc gia tham dự Hội nghị COP21 đã chính thức thông qua Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thỏa thuận này có lẽ không đủ để kiểm soát tình trạng nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu.
Không những sự biến đổi khí hậu do con người tạo ra trở thành mối quan ngại hàng đầu, mà còn nhiều chuyên gia tin rằng thế giới đang trải qua một chu kỳ tự nhiên của sự nóng lên, giống như nó đã làm trong suốt lịch sử.
(Nguồn: Express)