Vào năm 2015, các nhà thiên văn học đã khám phá ra một khu vực hoang sơ của vũ trụ, không những lạnh hơn bất cứ nơi nào khác, mà còn dường như đang mất đi khoảng 10.000 thiên hà.
Liệu đây có phải là chứng cớ đầu tiên về việc có một vũ trụ khác đã va chạm với vũ trụ của chúng ta?
"Vùng Lạnh" này, cách thiên hà Milky Way của chúng ta khoảng 1,8 tỉ năm ánh sáng, là một cấu trúc rộng nhất từng được khám phá, tuy nhiên mật độ vật chất có vẻ ít hơn 20% so với số lượng đáng ra nó phải có, và do vậy gây nên bao trăn trở cho các nhà khoa học kể từ khi nó được ghi nhận lần đầu
Nhưng giờ đây các chuyên gia từ Đại học Durham có vẻ như đã tìm ra lời giải cho bài toán, vốn không chỉ nằm trong thế giới của chúng ta, mà còn vượt ra ngoài vũ trụ này.
Họ tin rằng có một vũ trụ song song đã va chạm với vũ trụ của chúng ta, tạo nên một đường rẽ nhánh lớn, tương tự như một vụ tại nạn giao thông xảy ra khi ô tô đâm nhau trên cao tốc. Tác động là cực mạnh, đến nỗi nó đẩy năng lượng ra khỏi một vùng rộng lớn, và tại nơi đó hình thành nên Vùng Lạnh.
Bản đồ bầu trời được dựng nên từ vệ tinh Planck. Có thể thấy rõ một vùng rộng lớn có nhiệt độ thấp bất thường được biết tới với tên gọi "Vùng Lạnh"
Các nhà khoa học tin rằng nếu Vũ Trụ của chúng ta đã 'phình ra' từ chân không sau Big Bang, thì hàng tỉ tỉ vũ trụ khác cũng có thể sinh ra theo một cách tương tự, tạo nên các hệ không-thời gian khác với chúng ta.
Giáo sư Tom Shanks thuộc Trung tâm Thiên Văn Học Ngoài Thiên Hà của Đại Học Durham, đã phát biểu: "Một lý giải cho Vùng Lạnh có thể là dấu hiệu còn lại của vụ va chạm giữa Vũ Trụ của chúng ta"
"Với khoảng cách 3 tỉ năm ánh sáng tới Trái Đất, Vùng Lạnh khá gần chúng ta xét trên "tiêu chuẩn Vũ Trụ".
Toàn bô Vũ Trụ được bao bọc bởi Chất Nền Vi Sóng Vũ Trụ (CMB), một di tích có từ Big Bang, và có thể dò được bằng kính viễn vọng từ Trái Đất.
Tuy nhiên trong khi nhiệt độ của hầu hết CMB là khoảng 2,73 độ trên độ không tuyệt đối ( hay -270,43 độ C), Vùng Lạnh lạnh hơn khoảng 0.00016 độ so với các vùng lân cận nó.
Cho tới khi nghiên cứu mới được ấn hành, hầu hết các nhà khoa học nghĩ rằng sự lạnh lẽo bất thường ở nơi này có thể thuần túy do một trò chơi khăm của ánh sáng.
Thật vậy, họ suy đoán rằng Vùng Lạnh thực chất chính là một 'siêu chân không' với ít hơn 10.000 thiên hà so với thông thường và cực kì cằn cỗi đến nỗi nó sẽ hút hết năng lượng từ ánh sáng đi qua, chuyển hầu hết các bước sóng thành màu đỏ trong phổ ánh sáng, điều sẽ khiến cho các kính viễn vọng lầm tưởng là nhiệt độ thấp.
Phân phối tiền cảnh 3D các thiên hà của Vùng Lạnh (các chấm đen) so với Phân phối tiền cảnh 3D các thiên hà tại khu vực khác (các chấm đỏ). Số lượng và kích cỡ của các vùng mật độ thiên hà thấp ở cả hai là giống nhau, khiến cho giải thiết về sự hiện hữu của Vùng Lạnh-là nhờ các khoảng chân không - không đứng vững
Mặc dù nhóm nghiên cứu Đại Học Durham có nhận thức được một nhóm nhỏ các khoảng chân không hiện hữu trong Vùng Lạnh, tuy nhiên số lượng của chúng là quá ít để cách giải thích trên hợp logic.
Nghiên cứu sinh Ruari Mackenzi của Đại học Durham cho biết thêm: "Những khoảng chân không chúng tôi tìm thấy không đủ để giải thích cho sự tồn tại của Vùng Lạnh"
Giáo sư Shanks nói rằng hẳn phải có một cách giải thích khác. "Có lẽ cách giải thích thú vị nhất là việc Vùng Lạnh được tạo ra bởi sự va chạm giữa vũ trụ của chúng ta và bóng vũ trụ khác, cho dù bạn có tin hay không."
"Tôi nhớ rằng đã có vài nhà khoa học đang đề xuất rằng có thể có một vài hiệu ứng dò được trên mật độ phân bổ thiên hà sau khi vụ va chạm diễn ra."
"Về bản chất va chạm giữa các Vũ Trụ có thể dẫn đến một hiệu ứng phân bổ dị hướng nhẹ lên Vũ Trụ của chúng ta - hơi giống với việc những chiếc ô tô bị dồn ứ trên đường cao tốc." Shanks kết luận.
Nguồn: Telegraph