Hãy cho nhau khoảng không riêng, nhưng hãy trò chuyện với nhau trước đó
Nếu bạn đang ở trong giai đoạn nóng nảy của cuộc xung cãi nào đó, cách tốt nhất chính là tạm thời tách biệt và đợi qua giai đoạn khi tâm trạng bạn đỡ căng thẳng. Lúc đó tâm trí bạn sẽ bớt cảm thấy nóng giận đồng thời sẽ suy nghĩ tỉnh táo hơn.
Tuy nhiên, đôi khi, khi một người bỗng nhiên bỏ đi, người kia sẽ cảm thấy bị bỏ rơi. Để giảm xung đột trong mối quan hệ, hãy cố gắng thực sự trở thành một người đồng hành cùng với họ. Hãy hiểu rõ sự thật rằng cả hai đều không hoàn hảo và đôi khi cả hai bạn sẽ phản ứng lại những điều mà bản thân không hài lòng về người kia.
Hãy nói rõ ràng về cảm giác và suy nghĩ của bạn, rằng vì sao bạn lại phản ứng như vậy và bạn cần thời gian để bình tâm lại. Nói về những điều bạn có thể làm để giảm xung đột dâng cao mà không gây kích động lẫn nhau.
Ví dụ, trước khi bỏ đi, bạn có thể nói rằng "Hãy cho anh ngừng tranh cãi lại một chút, anh sẽ quay lại sau 10 phút. Anh chỉ muốn đầu óc tỉnh táo lại trước khi mọi chuyện tệ hơn", theo Alicia Muñoz, LPC, nhà trị liệu tâm lý cho các cặp đôi
Kiểm tra tâm trạng của đối phương trước khi tiếp tục tranh cãi nảy lửa
Kiểm tra tâm trạng đối phương có thể là một cách tốt để mọi thứ không ngày càng căng thẳng hơn. Hỏi đối tác của bạn xem mọi thứ có ổn không hoặc họ cảm thấy thế nào. Nếu họ trả lời một cách bình tĩnh và tiếp tục sinh hoạt một cách bình thường, đó là một dấu hiệu cho thấy tình hình đủ ổn định để khám phá về nguyên nhân xảy ra xung đột. Nếu đối phương phản ứng với giọng điệu tức giận hoặc cáu kỉnh và mọi thứ trở nên căng thẳng nhanh chóng, hãy im lặng và tránh đi một lúc, việc giải quyết mâu thuẫn có thể dời vào lúc khác.
Chia sẻ quan điểm của bạn đồng thời thừa nhận về những giới hạn của nó
Khi bạn buồn phiền về điều gì đó liên quan đến đối phương, hãy nói với họ bằng cách nói: "Anh/Em có một suy nghĩ đang diễn ra trong đầu rằng..."
Ví dụ, "Anh có một suy nghĩ đang diễn ra trong đầu rằng em giận anh vì anh đã không chú ý đến em trong bữa tiệc chúng ta đã cùng tham dự."
Bằng cách làm này, bạn đang thừa nhận rằng bạn đã làm được ý nghĩa từ một điều gì đó có thể không đúng. Bằng cách mô tả quan điểm của bạn như vậy, người khác có thể nghe thấy bạn đang xem tình huống như thế nào mà không cảm thấy cần phải phòng thủ — bởi vì bạn đã thừa nhận rằng đó chỉ là quan điểm của bạn và không nhất thiết là quan điểm duy nhất đúng đắn. Điều này giúp người kia không cảm thấy bị đổ lỗi hoặc bị tấn công đồng thời cho họ cơ hội nhận ra họ có thể đã làm tổn thương bạn như thế nào, bất kể ý định của họ là gì.
—Theo Effy Blue, huấn luyện viên về các mối quan hệ
Yêu cầu đối tác phản ứng những gì bạn vừa nói với họ
Khi bạn thể hiện xong cảm xúc của mình, hãy yêu cầu đối tác về những gì bạn vừa nói. Ví dụ, em có sẵn sàng muốn bày tỏ điều gì về những điều em vừa nghe được không? Điều thực sự quan trọng đối với anh là cảm thấy mình đã được lắng nghe.
Hãy chắc chắn rằng nên hỏi điều này một cách nhẹ nhàng, không thể hiện sự đòi hỏi rằng họ bắt buộc phải trả lời nó.
Quá trình này cho phép cả hai bên đều chậm lại và đảm bảo rằng cả hai đang ở cùng một phía với nhau. Những người có kỹ năng lắng nghe tích cực sẽ làm được điều này, nhưng bạn có thể yêu cầu nếu họ không làm điều này.
- Marla Mattenson và Julian Colker, hai chuyên gia về mối quan hệ và sự thân mật
Tiếp cận với mục đích hiểu nhau hơn
Thông thường, cách chúng ta hành xử trong một cuộc tranh cãi dựa trên mong muốn kiểm soát kết quả, chính là giành phần thắng về mình — chúng ta la hét hoặc giải thích hoặc bảo vệ lý lẽ của bản thân bởi vì chúng ta muốn xung đột kết thúc theo mong muốn của mình và bắt họ phải tuân theo.
Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa việc tìm kiếm các giải pháp chỉ vì mục đích kiểm soát ai đó và thực sự mở lòng chính là tìm hiểu lý do tại sao họ cảm thấy như họ làm, tại sao bạn lại không có suy nghĩ giống như họ. Khi bạn điều chỉnh lại tư duy của mình theo cách này, bạn bắt đầu thấy rằng những mâu thuẫn hay xung đột, không phải là thứ thắng thua mà là cơ hội để cả hai hiểu về nhau nhiều hơn.
—Theo Margaret Paul, Tiến sĩ, cố vấn cho mối quan hệ
Hãy tìm cách giải quyết triệt để thay vì làm lơ nó
Điều cần thiết là học cách lắng nghe về những bất bình của đối phương. Chúng ta cần ngừng né tránh vấn đề và coi như nó không tồn tại. Việc giải quyết tổn thương hoặc xung đột là vô cùng cần thiết cho bất kỳ mới quan hệ nào.
Trong các mối quan hệ lành mạnh, thay vì giữ một cuốn sổ đen về những lời oán giận đối phương, chúng ta cố gắng hạn chế xảy ra các tình huống tồi tệ.
Người có cảm xúc bị tổn thương cần nói ra suy nghĩ của mình với đối phương để cả hai tìm ra cách để chữa lành mọi thứ. Như vậy sẽ tốt hơn việc cứ làm ngơ nó đi, và rồi nó sẽ xuất hiện như một mối hận thù hoặc một sự oán giận âm thầm ăn mòn tình yêu của chúng ta.
- Theo Linda Carroll, LMFT, nhà trị liệu hôn nhân