BRICS đứng trước bước ngoặt lớn: 7 nước ‘xếp hàng’ gia nhập trong năm nay, quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ‘điểm danh’, tham vọng phi đô la hoá ngày càng gần

Vu Lam |

BRICS hiện đang chuẩn bị cho đợt kết nạp thành viên lớn, khi 7 quốc gia đã chính thức nộp đơn đăng ký gia nhập liên minh này ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng 10.

BRICS đứng trước bước ngoặt lớn: 7 nước ‘xếp hàng’ gia nhập trong năm nay, quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ‘điểm danh’, tham vọng phi đô la hoá ngày càng gần- Ảnh 1.

Đây là một bước ngoặt quan trọng đối với môi trường địa chính trị toàn cầu và cũng là minh chức cho thấy sức hấp dẫn ngày càng tăng của khối này, cùng tham vọng định hình lại trật tự kinh tế thế giới.

Sau khi kết nạp các thành viên mới, BRICS sẽ có khả năng thay đổi các mối quan hệ kinh tế và quốc tế, đồng thời đặt ra những thách thức và cơ hội với các quốc gia trên toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS dự kiến được tổ chức vào tháng 10/2024. Sự kiện này sẽ đánh dấu một giai đoạn quan trọng với việc chính thức kết nạp 4 thành viên mới: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Iran và Ethiopia. Việc khối này mở rộng sẽ nâng tổng số thành viên chính thức lên 9. Được biết, sự kiện sẽ diễn ra tại vùng Kazan của Nga, dưới sự chủ trì của Tổng thống Vladimir Putin.

Kể từ đầu năm 2024, 7 quốc gia đã bày tỏ ý định tham gia BRICS trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra. Đó là Cameron, Pakistan, Sri Lanka, Syria, Thái Lan, Venezuela và Zimbabwe. Sự xuất hiện của các quốc gia mới này đã thể hiện sức hấp dẫn của BRICS với những nước đang phát triển. Có thể, họ coi liên minh này có thể thúc đẩy quá trình loại bỏ sự thống trị của đồng USD.

Hơn nữa, việc BRICS mở rộng cũng đánh dấu bước ngoặt lớn về địa chính trị, giúp định hình lại sự cân bằng của cán cân quyền lực trên toàn cầu.

Gần đây, Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên bày tỏ ý muốn gia nhập BRICS cũng như tham gia hội nghị thượng đỉnh năm 2024. Động thái này càng làm nổi bật sức hấp dẫn ngày một lớn của khối đối với các nền kinh tế mới nổi.

Kế hoạch của Thái Lan có thể củng cố vị thế của quốc gia này với tư cách là nước đóng vai trò chủ chốt ở khu vực châu Á, bằng cách đa dạng hoá các mối quan hệ đối tác kinh tế và chính trị.

Nhận định về bước đi này, tờ Global Times cho biết Bangkok cho thấy họ “không còn muốn sử dụng hoàn toàn đồng USD”. Reuters thậm chí còn chỉ ra, Bangkok có thể đang tạo bước ngoặt cho họ trong một thế giới đa cực.

Thổ Nhĩ Kỳ mới đây cũng cho biết nước này đang tìm hiểu các cơ hội hợp tác mới với một số đối tác như BRICS.

Trong khi đó, Pakistan đang thảo luận ngày càng tích cực với Nga về việc gia nhập BRICS, dù căng thẳng với Ấn Độ có thể cản trở phần nào nỗ lực này.

Việc BRICS mở rộng số lượng thành viên là sự chuyển biến quan trọng, khi khối này đặt mục tiêu loại bỏ sự thống trị của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới.

Họ khuyến khích các thành viên sử dụng đồng nội tệ trong thương mại quốc tế. Quá trình thay đổi này có thể phá vỡ trật tự kinh tế vốn có và tác động đáng kể đến các nền kinh tế vốn phụ thuộc vào đồng USD.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại