Bộ xương cá cổ đại tiết lộ chế độ ăn kiêng của người Do Thái

Hà Thu |

Người Do Thái cổ đại thường ăn cá vào khoảng thời gian mà loại thực phẩm này bị cấm trong Kinh thánh, một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Tel Aviv cho biết.

Phát hiện này làm sáng tỏ nguồn gốc của luật ăn kiêng trong kinh thánh Cựu Ước mà ngày nay nhiều người Do Thái vẫn tuân theo. Trong số các quy tắc này có lệnh cấm ăn bất kỳ loài cá nào không có vảy hoặc không có vây.

Nghiên cứu báo cáo phân tích các xương cá cổ đại từ 30 địa điểm khảo cổ ở Israel và Sinai có niên đại hơn 2.000 năm từ cuối thời đại đồ đồng (1550-1130 TCN) cho đến cuối thời kỳ Byzantine (640 CN).

Các tác giả cho biết, kết quả này khiến người ta cần suy nghĩ lại về những giả định rằng truyền thống lâu đời là cơ sở cho luật thực phẩm được nêu trong Ngũ kinh, năm cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh bằng tiếng Do Thái.

Yonatan Adler từ Đại học Ariel cho biết: “Lệnh cấm đối với cá không vây và không vảy đã đi ngược lại với thói quen ăn kiêng lâu đời của người Do Thái cổ. Các tác giả viết Kinh thánh dường như đã cấm thực phẩm này mặc dù thực tế là cá không phải là thực phẩm ăn kiêng thường được tìm thấy trong thực đơn của người Do Thái cổ đại. Có rất ít lý do để nghĩ rằng một chế độ ăn kiêng lâu đời và phổ biến nằm ở gốc rễ của lệnh cấm này".

Kinh thánh Cựu Ước được viết vào những thời điểm khác nhau, bắt đầu từ những thế kỷ trước khi thành Jerusalem bị tàn phá vào năm 586 TCN và vào thời La Mã cổ đại (332-63 TCN). Một số các đoạn văn được lặp lại hai lần cấm ăn một số loài cá. Chẳng hạn như đoạn viết: “Mọi thứ dưới nước mà không có vây và vảy đều đáng ghét đối với bạn,” và Phục truyền luật lệ ký quy định rằng “… bất cứ thứ gì không có vây và vảy thì bạn không được ăn; nó là ô uế cho bạn.”

Các tác giả trong nghiên cứu này bắt đầu khám phá thời điểm và cách thức việc cấm đánh bắt cá lần đầu tiên xuất hiện, và liệu nó có được đặt ra trước bởi một điều cấm kỵ trước đó trước khi viết các đoạn Kinh thánh Cựu ước hay không.

Đồng tác giả của Adler Omri Lernau từ Đại học Haifa của Israel đã phân tích hàng nghìn xác cá từ hàng chục địa điểm ở miền nam Levant. Tại nhiều địa điểm của người Do Thái có niên đại từ thời kỳ đồ sắt (1130-586 TCN), bao gồm cả tại thủ đô Jerusalem của người Do Thái, Một khám phá quan trọng khác là bằng chứng về việc ăn cá không phải kosher (thực phẩm ăn kiêng của người Do Thái) ở Jerusalem trong thời đại Ba Tư (539-332 TCN).

Các tác giả lưu ý rằng, những con cá vẫn còn sót lại từ thời gian sau này có thể cho thấy "một số mức độ không tuân thủ của người Do Thái."

Các tác giả hiện có ý định phân tích nhiều cá hơn trong khoảng thời gian này để xác định thời điểm người Do Thải cổ bắt đầu tránh ăn cá không vảy và việc cấm đoán được giữ nghiêm ngặt như thế nào.

Theo Scitechdaily

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại