Biểu tình tại Belarus khiến "mối nối" Vành đai và Con đường đến Đông Âu chững lại

Thu Ngọc |

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc tại Belarus có thể suy giảm khi các cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối chính phủ đương nhiệm đang diễn ra tại quốc gia Đông Âu này.

"Viên ngọc trai" của Con đường tơ lụa trên bộ

Sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở Belarus đã gia tăng trong những năm gần đây khi Bắc Kinh muốn gia tăng ảnh hưởng trên khắp khu vực Á - Âu và Tổng thống Lukashenko cần thiết lập một mối quan hệ thân thiết hơn với quốc gia đông dân nhất thế giới để thay thế cho sự phụ thuộc vốn có vào nước Nga.

Chủ tịch Tập Cận Bình là một trong số những nguyên thủ đầu tiên chúc mừng ông Lukashenko. "Belarus là một nhân tố quan trọng của [Sáng kiến] Vành đai và Con đường… Quốc gia này được Trung Quốc coi là một điểm kết nối tiềm năng với các nước Baltic và Đông Âu" ông Lanteigne nói.

Dự án đầu tư quan trọng nhất của Trung Quốc tại đây là Khu công nghiệp Great Stone, cách thủ đô Minsk 25km. Việc xây dựng dự án công nghiệp công nghệ cao trị giá 2 tỷ USD được khởi công vào năm 2014 và được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mô tả là "viên ngọc trai" trên Con đường Tơ lụa trên bộ.

Theo Ngân hàng Quốc gia Belarus, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc tại nước này đã tăng lên 450,3 triệu USD vào năm 2019, con số này thấp hơn đáng kể so với số vốn FDI của đối tác thương mại chính là nước Nga với 4,5 tỷ USD. Nhưng theo thông tin từ Bộ Thương mại Belarus, Trung Quốc đã cho chính quyền Minsk vay 7 tỷ USD thông qua các dự án tín dụng trong năm 2016.

Hoạt động đầu tư bị gián đoạn

Mặc dù Belarus vẫn đang phải dựa vào nguồn năng lượng giá rẻ và các khoản vay từ Nga, Các nhà phân tích cho rằng chính sách đối ngoại của chính phủ Tổng thống Lukashenko đã xoay trục hướng về phía Trung Quốc.

Tổng thống Lukashenko, nhân vật đã nắm quyền điều hành đất nước trong suốt 26 năm qua, là một trong những nguyên thủ Châu Âu ủng hộ mạnh mẽ nhất cho sự phát triển của Sáng kiến Vành đai và con đường và đang chỉ đạo gia tăng các hoạt động thương mại với Bắc Kinh. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, kim ngạch thương mại song phương năm ngoái đạt 2,7 tỷ USD, tăng 58% so với năm 2018 trong riêng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Belarus trị giá tới 1,8 tỷ USD. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Belarus sau Nga, EU và Ukraina.

Bà Madina Khrustaleva, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu TS Lombard có trụ sở tại London, cho biết các khoản đầu tư của Trung Quốc tại nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Belarus có thể được coi là một nỗ lực nhằm tăng cường sự ảnh hưởng của nước này tại khu vực theo truyền thống vốn là "sân sau" của Nga.

Tuy nhiên, tình hình chính trị hỗn loạn đang diễn ra ở Belarus có thể khiến hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại nước này bị gián đoạn.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tuyên bố tiếp tục nhiệm kỳ thứ 6 liên tiếp ngày 9/8 trong bối cảnh có nhiều cáo buộc gian lận bầu cử, và sau đó là các cuộc biểu tình chống chính phủ trên khắp đất nước và tạo ra sự bất ổn cho các khoản đầu tư của Bắc Kinh.

"Các cuộc biểu tình sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khoản đầu tư vào Belarus. Nói cách khác, các cuộc biểu tình trên toàn quốc càng kéo dài thì tất cả các hoạt động đầu tư sẽ càng bị trì hoãn. Hiện tại mới chỉ một cuộc khủng hoảng chính trị và chứ chưa phải là một cuộc nội chiến" bà Khrustaleva nói.

Marc Lanteigne, phó giáo sư khoa học chính trị tại trường ĐH Tromsø, Na Uy cho biết: "Việc chính phủ đương nhiệm thay đổi theo hướng đối lập có thể tạo ra nhiều vấn đề cho các dự án Vành đai và con đường tại Belarus, đặc biệt là nếu chính phủ kế tiếp có xu hướng thân phương Tây hơn".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại