Biểu diễn động tác khó: Su-30MKI rơi, Rafale và EF-2000 sống sót

Nam Đồng |

Khi thực hiện động tác thao diễn như dưới đây, một sai sót của phi công sẽ khiến cỗ máy chiến tranh đắt tiền chỉ còn là đống sắt vụn.

Tại Triển lãm Hàng không Paris - Paris-Le Bourget 1999, một chiếc Su-30MKI của Không quân Nga do phi công chính Vyacheslav Aver'yanov cùng hoa tiêu Vladimir Shendrik điều khiển đã gặp nạn lúc thực hiện một động tác khó.

Sau khi xoay vòng trên không và hạ độ cao xuống rất thấp, Aver'yanov đã cải bằng quá chậm khiến máy bay quệt đuôi xuống đường băng, hậu quả là động cơ bắt lửa rồi bị cháy, chiếc Su-30MKI mất điều khiển nhưng vẫn vọt lên theo quán tính.

Hai phi công đã kịp bung dù, thoát ra khỏi máy bay ngay trước khi nó rơi xuống và biến thành một quả cầu lửa không lồ. Trong bệnh viện, phi công Aver'yanov giải thích rằng do ảnh hưởng của ánh nắng khiến anh ta cảm giác sai về độ cao nên dẫn tới tai nạn.

Su-30MKI gặp nạn tại Triển lãm Hàng không Paris 1999

Tiếp theo, trong đoạn video dưới đây, một chiếc tiêm kích Rafale (nhiều khả năng là phiên bản Rafale-M thuộc biên chế Hải quân Pháp) đã có một màn trình diễn ở độ cao rất thấp trước sự chứng kiến của đông đảo khán giả.

Sau khi quay vòng và thực hiện động tác nhào lộn "Barrel Roll" (một trong các kỹ thuật trình diễn xe của những tay đua siêu hạng, đó là cho xe xoay vòng theo chiều dọc thân ít nhất 360 độ rồi đưa về trạng thái ban đầu, tiếp đất để tiếp tục chặng đua), chiếc Rafale đã bổ nhào xuống rất thấp, như muốn xuyên thủng mặt nước.

Tuy nhiên vào thời khắc mà khán giả cảm thấy thót tim nhất, phi công đã cho máy bay vọt lên cao và để lại một vệt sóng được tạo ra do luồng phụt của hai động cơ phản lực, cảnh tượng vô cùng đẹp mắt.

Màn trình diễn gây thót tim khán giả của tiêm kích Rafale

Còn trong pha nhào lộn này, chiếc Eurofighter Typhoon (EF-2000) thực hiện động tác mà phi công Su-30MKI từng gây lỗi, chắc chắn khi máy bay hạ độ cao xuống sát mặt đất không ít khán giả sẽ cảm thấy lo lắng.

Nhưng phi công EF-2000 đã rút kinh nghiệm để tránh mắc phải sai lầm cũ, chiếc tiêm kích "Cuồng phong" kịp lấy độ cao cần thiết để vọt lên rồi trở về hạ cánh an toàn.

Tiêm kích Eurofighter Typhoon (EF-2000) tránh được sai lầm cũ của phi công Su-30MKI

Qua một vài ví dụ trên, có thể tạm thời đi tới nhận định rằng tai nạn của máy bay tiêm kích nhiều khi là do phi công quá tự tin chứ không phải bởi khả năng thao diễn hạn chế của phi cơ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại