Bị một loạt nước đồng minh phản bội, TT Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên bố nóng: Chúng ta không cần họ

Trà Khánh |

Trong một tuyên bố mới đây trước truyền thông, Tổng thống Erdogan cho biết các lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ hay Canada không làm Ankara sợ hãi.

Sputnik dẫn một tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 12/11 cho biết nước này đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển công nghiệp quốc phòng và có đủ khả năng vượt qua các lệnh cấm vận vũ khí từ chính các nước đồng minh của Ankara.

Tổng thống Erdogan cũng nói thêm rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cần mua vũ khí của bất kỳ ai khi có thể tự sản xuất chúng.

"Năm 2002, chúng ta chỉ hoàn thành khoảng 62 dự án quốc phòng, ngày nay con số này đã lên tới 700 đề án. Chúng ta cũng tăng ngân sách cho dự án quốc phòng từ 5,5 tỷ USD lên 60 tỷ USD. Có ít nhất 7 công ty Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong danh sách các tập đoàn quốc phòng lớn nhất thế giới", Tổng thống Erdogan cho biết.

"Thổ Nhĩ Kỳ đủ khả năng vượt qua tất cả những thách thức từ các lệnh cấm vận vũ khí công khai lẫn bí mật từ chính các nước đồng minh", nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh.

UAV Bayraktar TB2 bay thử nghiệm với khối quang điện tử ASELSAN's CATS do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển.

Cũng theo ông Erdogan, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ đã gần như ngay lập tức khởi động lại dự án sản xuất khối quang điện tử cho các dòng máy bay không người lái (UAV) nội địa của nước này sau khi Cadana áp đặt lệnh cấm xuất khẩu thiết bị này cho Ankara. Lý do của hành động này chính là vì UAV Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh.

Tháng trước, Mỹ cũng phát đi một cảnh báo với Thổ Nhĩ Kỳ rằng sẽ có "hậu quả nghiệm trọng" đối với quan hệ an ninh giữa hai nước nếu Ankara tiếp tục tiến hành các hoạt động thử nghiệm hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf của Nga.

Năm 2019, Washington đã loại Ankara ra khỏi chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II sau khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định ký hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD để mua các hệ thống S-400 từ Nga. Điều này đã góp phần khiến mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Thổ suy giảm nghiêm trọng.

Về phần mình Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn theo đuổi kế hoạch mua sắm tiêm kích tàng hình F-35 đồng thời khẳng định sẽ cố gắng đưa ra một giải pháp khả thi cho hoạt động của F-35 lẫn S-400 trong trang bị của họ.

Mỹ cũng cảnh báo rằng việc chuyển giao S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng không chỉ đối với chương trình F-35 mà còn cả sự liên kết giữa Thổ Nhĩ Kỳ với NATO. Đơn giả là vì S-400 được thiết kế đặc biệt để bắn hạ một máy bay như F-35.

Washington đã phản đối thỏa thuận và yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ loại bỏ S-400 và mua hệ thống Patriot của Mỹ để thay thế. Tuy nhiên, cả Ankara và Moscow đều tiếp tục đàm phán về một lô S-400 bổ sung. Trong hợp đồng trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua ít nhất 36 bệ phóng di động của S-400 cùng 192 tên lửa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại