Bí mật đội đặc nhiệm "Alfa" của KGB: Những ngày lờ vờ và những chiến công đầu tiên

Thảo Huyền |

Từ sau ngày thành lập đến khoảng tháng 5/1979, Đội “A” chuyên tâm chọn người và huấn luyện, chưa tham gia bất cứ một chiến dịch nào đáng kể. Sau này, những người của KGB gọi đây là giai đoạn lờ vờ của Đội “A”.

Một trong những nguyên tắc mà các thành viên Đội “A” phải tuân thủ là được nói tất cả mọi thứ, trừ sự thật. Thế nên thông tin chính thống về Đội “A” rất ít. Nhưng thực chất tính đến tháng 5/1979, Đội “A” đã thực hiện 2 nhiệm vụ bí mật rất đáng kể.

Huấn luyện rèn tâm lý

Theo những tài liệu được KGB giải mã, sau khi thành lập, đội đặc nhiệm đặc biệt chuyên sử dụng vào nhiệm vụ chống khủng bố chuyên tâm vào huấn luyện. Nhưng vì chưa có mô hình rõ ràng nên Đội "A" gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động.

Một trong những khó khăn mà họ gặp phải là phương tiện di chuyển, trang phục cá nhân, vũ khí và những thứ khác.

Do đặc thù nhiệm vụ, nên đội phải có trang phục riêng, thích hợp hoàn toàn với những yêu cầu khắc nghiệt. KGB đã cho phép Đội "A" được thử nghiệm tất cả các loại trang phục của chiến sĩ và sĩ quan quân đội Liên Xô lúc bấy giờ.

Để có trang phục mới, họ đã tích hợp nhiều chi tiết từ trang phục của phi công, trong đó thích hợp nhất là bộ quần liền áo mùa hè của nhân viên bảo dưỡng kĩ thuật máy bay, áo khoác da và ủng.

Bí mật đội đặc nhiệm Alfa của KGB: Những ngày lờ vờ và những chiến công đầu tiên - Ảnh 2.

Chân dung Korvalan, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Chile.

Trong thời gian này, cuộc chiến chống "bọn khủng bố" của Đôi "A" không có gì đặc biệt, ngoại trừ một lần hai thành viên đội đặc nhiệm được cử bảo vệ một ông đại sứ tại Lebanon. Nhưng đây không phải là mong muốn của họ.

Suốt hai năm chỉ rèn luyện thể lực, bắn súng chạy vượt chướng ngại vật, lái xe, nhảy dù hoặc diễn tập thực địa với tư cách là đội trinh sát phá hoại.

Nên khi tướng Bestrastnov đến thăm, các chiến sĩ lại nài nỉ cục trưởng Cục VII cho đi tác chiến, nhưng vẫn chỉ nhận được sự động viên: "Thôi nào, các chàng trai, đừng vội vàng, việc có đủ cho cả đời mà!".

Về trang bị, tất cả các loại vũ khí bộ binh đều được sử dụng trong chương trình huấn luyện xạ kích của Đội "A", như: Súng lục Makarov, tiểu liên Kalasnikov (cả các loại cải tiến), súng máy, súng trường Dragurov và thậm chí súng máy nòng lớn Vladimirov. Trong cận chiến, Đội "A" dùng tiểu liên Scorpion.

Về vũ khí chuyên dụng, việc chế tạo và đưa vào trang bị kéo dài hàng năm rất khó khăn. Ví dụ như đội đã rất khổ sở, mất nhiều thời gian để giải quyết vấn đề hết chế tạo chiếc áo gilê chống đạn bằng titan. Bởi trang phục này rất cần khi tiếp cận mìn hoặc khối thuốc nổ nghi ngờ để xem xét và nếu có thể thì vô hiệu hóa.

Ông luôn nhắc nhở tất cả phải luôn sẵn sàng để thi hành nhiệm vụ bất kể ngày đêm. Nghe vậy, chiến sĩ thường reo hò và cố kéo Bestrastnov đến trường bắn xem họ thực hành các tư thế bắn đứng, quỳ hoặc khi ngã... để mục diệt mục tiêu.

Tuy thế nhưng Bestrastnov vẫn cương quyết. Một lần, ông đã bắt mọi người phải suy nghĩ khi hỏi, liệu các xạ thủ của đội đặc nhiệm chống khủng bố GSG-9 của Tây Đức có biết bắn không?

Bí mật đội đặc nhiệm Alfa của KGB: Những ngày lờ vờ và những chiến công đầu tiên - Ảnh 3.

Vladimir Bukovsky trả lời phỏng vấn sau khi được trả tự do sống lưu vong tại Mỹ.


Sau khi biết chắc câu trả lời của các đội viên, Bestrastnov hỏi tiếp, vậy tại sao trong Thế vận hội Olympic ở Munich, hai xạ thủ Đức đã đưa bọn khủng bố vào tầm ngắm mà lại không bắn được? Rồi ông giải thích, biết bắn nhanh, chính xác còn chưa đủ, mà còn cần được phải chuẩn bị sẵn sàng về tâm lí nữa.

Vì bọn khủng bố cũng là con người chứ không phải những robot. Có nghĩa cần có sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lí để giết một con người, và đó là con người đã tự đặt mình ra ngoài vòng pháp luật. Từ đó, bài học của các chiến sĩ Đội "A" có thêm nội dung rèn tâm lý.

Bí mật về cuộc trao đổi tại Zurich

Vào tháng 12/1976, thế giới chứng kiến một vụ trao đổi có một không hai mà dư luận hồi đó gọi là cuộc trao đổi "hooligan lấy Luis Korvalan". Nguyên do là, Khi biết Korvalan bị bắt giam, trên trường quốc tế đã diễn ra chiến dịch đòi trả tự do cho ông ta.

Ở Liên Xô, Viện sỹ Andrei Sakharov đã đề nghị đổi Bukovsky lấy Korvalan và được Liên Xô, Mỹ nhất trí, đồng thời lấy Zurich (Thụy Sĩ) làm địa điểm trao trả.

Xin nói thêm về hai nhân vật này. Korvalan sinh năm 1916 và tham gia vào Đảng Cộng sản Chile từ năm 16 tuổi rồi làm báo đảng và trở thành Tổng biên tập vào năm 1946. Từ 1948 đến 1958, khi những người cộng sản ở Chile bị đặt ngoài vòng pháp luật, Karvalan đã vài lần bị bắt.

Năm 1958, ông trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Chile. Sau cuộc đảo chính quân sự 1973, khi Augusto Pinochet lên nắm quyền, Korvalan bị bắt giam. Còn nhân vật Vladimir Bukovsky sinh ra ở thị trấn Belebey thuộc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Tự trị Bashkir.

Sau chiến tranh Thế giới thứ II, ông ta và gia đình trở về Moscow sinh sống. Tính đến năm 1976, ông ta bị bắt giam 12 năm trong các nhà tù thuộc Liên bang Xô Viết vì hoạt động đối lập, tuyên truyền chống lại chính quyền.

Cuộc đổi chác diễn ra ở Zurich, nhưng thông tin tường tận về vụ việc này gần đây mới được tiết lộ, kể cả tận 15 năm sau, khi Bucovxki về Moxcva và trả lời phỏng vấn truyền hình, nhưng cũng không biết những người áp tải ông ta đi trao đổi là lực lượng đặc biệt thuộc Đội "A".

Để thực hiện cuộc trao đổi này, sáng ngày 17/12/1976, KGB đã cử một nhóm đặc nhiệm của Đội "A" áp giải Bucovxki từ nhà tù Lephortovo ra sân bay Skalovski trên một chiếc TU-134.

Dọc đường đi, nhóm đặc nhiệm đã đón thêm mẹ, em gái và một đứa cháu của Bucovxki. Họ cất cánh lúc gần trưa. Qua biên giới Berlev, đội đặc nhiệm tháo còng tay cho Bucovxki và mời ăn nhẹ.

Máy bay hạ cánh, khi phi công chưa kịp tắt động cơ, một chiếc xe cấp cứu hiệu "Mercedes" sang trọng ngập trong ánh đèn nhấp nháy phanh kít ngay chân cầu thang máy bay. Người ta đưa một cậu bé bị ốm từ trên máy bay xuống. Chiếc "Mereedes" rú còi lao vút ra cổng sân bay.

Chiếc máy bay chở khách bị bao vây bởi một hàng rào cảnh sát vũ trang gần 70 người của Thụy Sĩ. Ngay lúc đó, phía dưới, một chiếc ôtô lớn, hai bên sườn sơn đen bóng loáng chạy về phía máy bay rồi đột ngột phanh lại.

Các thành viên Đội "A" đi áp tải nhận ra Tổng bí thư Korvalan và vợ rời xe. Nhiệm vụ của họ lúc này là tống tiễn Bucovxki, nhưng ông này lại từ chồi không xuống máy bay. Bucovxki nói: Đấy là người Mỹ! Tôi muốn đến Thụy Sĩ chứ không phải nước Mỹ. Tôi phản đối...

Khi Corvalan và vợ đã vào hẳn khoang trước mà Bucovxki vẫn không đồng ý rời máy bay. Dưới chân cầu thang diễn ra cảnh nhốn nháo vì Corvalan lên máy bay rồi mà Bucovxki thì chưa thấy đâu.

Những người đi chiếc "Limuzin" chộp tiểu liên vây lấy Dmitri Ledenev: "Ngài Bucovxki? Ngài Bucovxki". Trước tình huống này, đội viên đội "A" đã liên lạc với Trung tâm xin ý kiến.

Sau này, người ta kể lại rằng, khi nghe báo cáo, Andropov đã cười rất lâu: "Các đài phát thanh chắc sẽ la ó ầm ĩ là: "Điện Kremli lật lọng đã đánh lừa người Mỹ cả tin".

Tiếp đó, Andropov ra lệnh trấn an Bucovxki và giải thích để ông ta hiểu rằng mọi chuyện đã diễn ra đúng như thỏa thuận. Các chiến sĩ vất vả lắm mới thuyết phục Bucovxki cùng họ hàng rời khoang máy bay.

Vòng vây giải tán, những người cầm vũ khí biến mất. Có lệnh cất cánh, cơ trưởng thông báo: "Chúng ta bay về Minsk!". Bỗng Corvalan lo lắng phản đối vì Chính phủ Liên Xô chỉ cho ông ta tuyên bố sau một ngày của cuộc trao đổi: "Sao lại thế được, tôi mất tích à, và đi đâu?".

Khi đội đặc nhiệm báo về Moxcva thì được đồng ý cho Corvalan tuyên bố với báo chí ngay trong máy bay. Đến Minsk, các chiến sĩ đưa Corvalan về địa chỉ quy định rồi đi tàu hỏa trở về thủ đô Moxcva. Tướng Bestrastnov ra đón họ ở sân ga Beloruski.

Bí mật đội đặc nhiệm Alfa của KGB: Những ngày lờ vờ và những chiến công đầu tiên - Ảnh 5.

Biểu tình đòi trả tự do cho Vladimir Bukovsky vào tháng 1/1975, tại Amsterdam (Hà Lan)


Diệt khủng bố tại Tòa Đại sứ Mỹ

Trong hồ sơ mật của KGB còn lưu trữ một vụ việc chống khủng bố khá hài ước. Đó là vào ngày 28/3/1979, lúc 14 giờ 30, một công dân Liên Xô không rõ danh tính đi cùng với Bí thư thứ hai sứ quán Mỹ R.Pringel vào phòng lãnh sự Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow.

35 phút sau, người thanh niên này đe dọa cho nổ tung 2kg thuốc nổ, nếu yêu cầu sang Mỹ định cư bị từ chối.

Sau các cuộn thương lượng bất thành, đại diện chính thức của sứ quán Mỹ đã yêu cầu các nhân viên an ninh của cơ quan đại diện ngoại giao với sự tán thành của Đại sứ Tunnay phải đưa công dân đó ra khỏi sứ quán. 15 giờ 35 phút, 5 đặc nhiệm Đội "A" thuộc Cục VII, KGB có mặt tại sứ quán Mỹ để thực thi nhiệm vụ.

Điều trớ trêu là, trong hoàn cảnh ấy tên khủng bố vừa đọc thơ trong khi tay trái đặt trên thắt lưng, ngón tay ngoắc vào khoen điểm hỏa của khối thuốc nổ. Hắn hắn ta đe dọa và đòi một ra sân bay bằng xe sứ quán và phải có một chiếc máy bay hành khách chờ, sẵn sàng cất cánh.

Các cuộc thương lượng diễn ra đều không ăn thua. Kế hoạch đuổi tên khủng bố ra ngoài tòa nhà đại sứ quán bằng lựu đạn hời cay không có kết quả vì hình như lựu đạn hơi cay không tác động tích cực tới hắn, hoặc do ném nhầm vị trí.

2 thành viên của đội đặc nhiệm là Mikhail Romanov và Sergei Golov bịt chặt cửa sổ căn phòng, đường rút chạy duy nhất của tên khủng bố. Một đặc nhiệm có tên là Ivon đã giả làm một anh chàng ngờ nghệch, gọi vọng vào trong phòng và nói chuyện được với tên khủng bố Vlaxeneo rất lâu.

Tuy nhiên, suốt buổi nói chuyện lằng nhằng ấy mà hắn ta vẫn không rời tay khỏi chiếc khoeo nhằm gây nổ tới một giây.

Đã thế Vlaxenco lại đọc thơ cho các đặc nhiệm nghe, đồng thời với chai rượu cô nhắc ném qua cửa sổ. Cuối cùng, đặc nhiệm nhận được lệnh sát thương ngay Vlaxeneo.

Khi các chiến sĩ đội đặc nhiệm "A" chạy xuống dưới thì một tiếng súng vang lên và kèm theo nó là một tiếng nổ lớn. Tên khủng bố bị thương đã giật kíp nổ. Chỉ một phần khối thuốc bị kích nổ nhưng cũng đủ thổi bay khung cửa sổ và dãy chấn song bằng sắt.

Khi nhóm đặc nhiệm xông vào phòng, Vlaxenco đa nằm bất tỉnh trên sàn, bên cạnh là chiếc đi văng bốc cháy. Vlaxenco được xe cấp cứu chở vào bệnh viện. Hắn chết trên đường đi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại