Bí mật địa đạo nghìn năm - "Vạn lý trường thành dưới lòng đất" của Trung Quốc

Minh Nhật |

Vạn lý trường thành vốn là công trình phòng thủ vĩ đại, nổi tiếng khắp thế giới của Trung Quốc. Tuy nhiên, không nhiều người biết nước này còn có một "Vạn lý trường thành dưới lòng đất" - vốn là một địa đạo cổ nghìn năm được bị là chôn giấu nhiều bí mật...

Vạn lý trường thành của Trung Quốc rất nổi tiếng. Ảnh Ancient-origins.

Vạn lý trường thành của Trung Quốc rất nổi tiếng. Ảnh Ancient-origins.

Phát hiên Vạn lý trường thành dưới lòng đất

Vạn lý trường thành thực ra là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu.

Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, sau đó được Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh nối lại và xây thêm từ năm 220 TCN và 200 TCN và hiện chỉ còn sót lại rất ít di tích. Vạn lý trường Thành nổi tiếng hiện đang được tham quan nhiều hiện nay được xây dưới thời nhà Minh (1368-1644).

Ngoài Vạn lý trường thành nổi tiếng khắp thế giới này, Trung Quốc còn có một "Vạn lý trường thành dưới lòng đất", mà sự tồn tại của nó ít được nhắc đến và đầy bí ẩn.

Theo Ancient-origin, mùa hè năm 1948, làng Vĩnh Thanh tỉnh Hà Bắc gặp phải một trận lũ lớn. Khi dân làng đang vội vã tìm nơi lánh nạn thì một tiếng động lớn nổ ra. Đường đi của lũ đột nhiên chuyển hướng và không lâu sau mực nước thấp đi một cách kỳ lạ.

Sau đó ở phía tây bắc của ngôi làng, nhiều người dân làng Vĩnh Thanh đã bất ngờ phát hiện ra một địa đạo bí mật và đây chính là nguyên nhân khiến dòng lũ chuyển hướng.

Bí mật địa đạo nghìn năm - Vạn lý trường thành dưới lòng đất của Trung Quốc - Ảnh 2.

Nhưng Trung Quốc còn có một "Vạn lý trường thành" dưới lòng đất vô cùng bí ẩn. Ảnh Ancient-origins.

Sau đó, đến măm 1951, một ngôi nhà cách trung tâm Vĩnh Thanh 2,5km đột nhiên sập xuống, làm lộ ra một hang ngầm có diện tích 150m2. Bên trong hang động, hàng chục cánh cửa nhỏ xuất hiện dẫn tới các lối đi trong địa đạo. Bên cạnh đó còn có các phòng nhỏ với những ngọn nến cháy dở và các ngọn đèn trên các giường gạch có thể hun nóng để sưởi ấm.

Tiếp tục dò xét, các chuyên gia đã phát hiện một địa đạo cổ trải rộng khắp huyện Vĩnh Thanh với diện tích khoảng 300km2.

Ai đã xây địa đạo cổ nghìn năm?

Bí mật địa đạo nghìn năm - Vạn lý trường thành dưới lòng đất của Trung Quốc - Ảnh 3.

Vạn lý trường thành dưới lòng đất được cho là xây vào thời Bắc Tống. Ảnh Ancient-origins.

Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, địa đạo cổ Vĩnh Thanh vốn là một công trình quy mô lớn cho quân đội ẩn náu trong thời chiến.

Kết cấu của các hang rất phức tạp và hoàn thiện, có chứa các trang thiết bị quân sự như lối đi ngụy trang, nơi lẩn trốn và cửa khóa. Các trang thiết bị cho sinh hoạt của người cũng xuất hiện, như các lỗ thông hơi, chân đèn và các giường gạch có thể sưởi ấm.

Loại gạch xanh dùng để xây dựng các bức tường của địa đạo có kích thước 30cm x 16cm x 8cm. Chúng được nung từ đất sét ở nhiệt độ cao, rất cứng và rắn rỏi. Việc sử dụng các trang thiết bị này cho thấy người xưa có thời điểm đã tổ chức được một hệ thống địa đạo rất hoàn thiện và bí mật.

Các địa đạo cổ dài khoảng 65km từ đông sang tây, 25km từ bắc xuống nam, diện tích 1.600km2.

Các cuộc điều tra tiếp tục phát hiện ra loại gạch tìm thấy ở địa đạo Vĩnh Thanhcùng loại với gạch tìm thấy ở Huyện Hùng có từ thời nhà Tống.

Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, đã từng có thời gian nhà Bắc Tống (960-1127) phải chống chọi với nhà Liêu của tộc Khiết Đan và nhà Kim của tộc Nữ Chân. Vùng Đông Bắc Trung Quốc là một vùng đồng bằng dài vô tận, cũng không hề có sông suối hay núi non có thể giúp chống lại những kẻ xâm lược phương Bắc.

Theo đó, địa đạo Vĩnh Thanh được cho là được xây dựng trong thời gian này. Có giai thoại nói rằng địa đạo Vĩnh Thanh được xây dựng bởi Dương gia tướng - một gia đình có ba vị tướng vĩ đại trong ba thế hệ liên tiếp thời Bắc Tống.

Một giai thoại khác cho biết, tướng Dương Diên Chiêu (vị tướng đời thứ 2 của Dương gia, con trai thứ trưởng của Dương Kế Nghiệp) đã sử dụng địa đạo ngầm này để bảo vệ biên giới.

Theo đó, vào thời gian đó (960-1127 sau Công nguyên), binh lính nước Liêu canh gác rất nghiêm ngặt vùng đất phía Bắc huyện Vĩnh Thanh. Ngươi ta cho rằng Dương Diên Chiêu đã xây dựng địa đạo giúp các binh lính ẩn mình, đồng thời phản công, thủ, chống lại các cuộc tấn công từ quân Liêu.

Các chuyên gia chỉ ra rằng địa đạo ngầm cũng có thể được sử dụng làm căn cứ để phát động các cuộc kẻ thù trong các cuộc chiến tranh xảy ra ở Trung Quốc cổ đại.

Tuy nhiên, nhìn chung, các địa đạo cổ cổ này thực tế vừa có ưu điểm lại vừa có nhược điểm, cả trong phòng ngự lẫn tấn công và người ta đã đặt tên chúng là "Vạn lý Trường thành dưới lòng đất".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại