Vua thép Carnegie là đối thủ mạnh nhất của ông trùm dầu mỏ Rockefeller. Người đàn ông này đã nhiều lần kéo Rockefeller khỏi ngôi vị người giàu nhất. Trong nhiều thập kỷ, ông và vua dầu mỏ thay nhau giữ vị trí người giàu nhất thế giới.
Ảnh: Internet
Xuất thân là người Scotland di cư sang Mỹ trước nội chiến giữa Liên bang miền Bắc với Liên minh miền Nam (1861-1865), Andrew Carnegie (1835-1919) khởi nghiệp từ công việc sản xuất ống chỉ, thợ thông nhà vệ sinh cho tới nhân viên đưa tin. Sau nội chiến kể trên, không được học hành nhiều nhưng với hiểu biết thực tế ông đã thành công khi xây dựng đế chế thép lớn nhất thế giới.
Ông là tấm gương hoàn hảo nhất về việc trở thành người giàu nhất thế giới nhờ vượt lên hoàn cảnh. Trong cuốn tự truyện của mình, vua thép đã tiết lộ 2 nguyên tắc vô cùng quan trọng để ông gây dựng được khối tài sản của mình. Hai nguyên tắc này tương ứng với 2 bước ngoặt lớn trong cuộc đời ông.
Nguyên tắc 1: Học kiến thức mới
Khi làm việc chăm chỉ nhưng vẫn không thu được kết quả như mong muốn. Điều đó có nghĩa có thể bạn đang đi sai hướng. Nếu cứ tiếp tục chắc chắn bạn sẽ phải trả giá bằng cả thời gian và tiền bạc.
Khi rơi vào tình huống này, việc cần làm là bạn phải điều chỉnh hướng nỗ lực của mình một cách thích hợp. Vậy làm thể để biết mình nên nỗ lực vào đâu?
Thực tế, bạn hoàn toàn không biết được rằng công việc hay doanh nghiệp mình đang làm việc có thực sự là lựa chọn đúng. Bạn cũng càng không có gì đảm bảo rằng sẽ hiệu quả nếu chuyển đổi nghề nghiệp.
Vì vậy cách làm tốt nhất để điều chỉnh phương hướng là bắt đầu từ chính bản thân bạn: Gia tăng kiến thức, tiếp thu mọi điều mới mẻ để bản thân có thích nghi với mọi môi trường.
Ảnh: Internet
Carnegie đã tự tạo nên bước ngoặt của cuộc đời mình bằng cách bổ sung kiến thức mới. Khi đó chàng trai trẻ Carnegie đã làm công việc đưa tin được 3 năm. Ông thầm nghĩ rằng nếu cứ tiếp tục như vậy thì bản thân mãi chỉ là một người đưa tin. Ông muốn có bước đột phá trong tương lai, trở thành một điện tín viên.
Mục tiêu đã được xác định rõ ràng, ông tranh thủ từng phút để học hỏi về lĩnh vực mới này. Bất cứ khi nào có thời gian rảnh, Carnegie đều cố tình trò chuyện với nhân viên điện báo và ngồi gần chiếc máy điện báo. Theo thời gian ông đã nắm vững cách thức sử dụng máy điện báo.
Điều này đã mang đến cho ông lợi thế, trở thành một trong số ít nhưng người trong công ty chuyển phát nhanh có thể gửi và nhận điện tín.
Khi điện tín viên đi vắng, anh được thế chỗ. Dần dần mọi người coi anh như một điện tín viên hơn là người đưa tin. Ngay sau đó, chi nhánh của bưu điện cần tuyển dụng vị trí nhân viên điện báo. Nhờ thế anh được chuyển đến để lấp chỗ trống và trở thành nhân viên điện báo. Lương của anh cũng tăng gấp đôi và sự nghiệp rộng mở hơn.
Đôi khi biết thêm một mảng kiến thức mới có thể là khởi đầu cho bước đột phá trong cuộc đời bạn.
Nguyên tắc 2: Biến mình thành duy nhất
Bất kể làm việc trong lĩnh vực nào, muốn được hưởng nguồn lực và mức thu nhập tốt, chúng ta đều phải cạnh tranh. Vậy làm thế nào để đưa mình ra khỏi cuộc đua này.
Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo nguyên tắc xoay chuyển thứ hai của Carnegie: Biến những ưu điểm ban đầu của bạn thành nét độc đáo, để bản thân trở nên khác biệt với số đông.
Ảnh: Internet
Ở bước ngoặt đầu tiên của cuộc đời, từ người đưa tin, Carnegie đã trở thành một điện báo viên. Bước ngoặt thứ hai này đến khi ông tạo ra một lợi thế khiến bản thân trở nên khác biệt.
Điện báo viên là một công việc nhàn rỗi. Ngoài việc gửi và nhận tin, những lúc rảnh hầu như những nhân viên điện báo thường giết thời gian bằng việc tán gẫu và đọc báo. Tuy nhiên, không giống như những người điều hành điện báo khác, Carnegie dành thời gian rảnh rỗi của mình để nghiên cứu sâu về điện báo. Vì vậy ông đã phát triển một kỹ năng đặc biệt. Chỉ cần nghe âm thanh từ máy điện báo phát ra ông có thể biết mình đang nhận được gì. Khả năng này khiến ông trở thành một nhà điều hành điện báo đặc biệt.
Biết được điểm độc lạ này của Carnegie trong những lần giao dịch tại bưu điện, ông trùm đường sắt Coster đã mời chàng trai trẻ năm ấy về làm việc. Tất nhiên ở môi trường mới ông được trả mức lương cao hơn với nhiều đãi ngộ.
Đây là bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời của Carnegie. Sở dĩ quan trọng không nằm ở việc tiền lương của ông được tăng gấp đôi, bước ngoặt này đã đưa ông đến môi trường làm việc tốt. Cuộc đời ông cũng sang trang từ đây.
Như vậy làm cho bản thân trở nên khác biệt giúp bạn có những khả năng cạnh tranh không ai có được. Do đó bạn có nhiều cơ hội hơn.
Vậy làm thế nào để tạo ra lợi thế độc đáo? Bạn hoàn toàn có thể học theo cách của Carnegia, tìm hiểu sâu hơn về công việc đang làm hoặc sở thích hiện tại từ đó tăng tính chuyên nghiệp để giúp bản thân hình thành những lợi thế độc đáo.