Sự kiện này được ẩn giấu suốt một thời gian dài, cho đến khi chính những người trong cuộc hé lộ một phần bí mật.
Từ tham vọng của giới quân sự
Tranh minh họa các chiến binh nửa người nửa vượn (nguồn internet)
Trong thế kỷ XX, để tăng cường sức mạnh quân sự và phát triển khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học và quân sự Liên Xô đã tập trung nghiên cứu để tạo ra những "siêu chiến binh" không biết đau đớn, cơ thể cường tráng, chịu được những điều kiện khắc nghiệt và nguy hiểm nhất.
Nhằm hiện thực hóa ước mơ này, các nhà khoa học đã lấy tinh trùng của đàn ông đem thụ tinh cho vượn cái. Nghiên cứu này do một nhóm các nhà khoa học Trung tâm thực nghiệp bệnh lý học và trị liệu Sukhumi tiến hành dưới sự giám sát của nhà sinh vật học nổi tiếng Ilia Ivanow.
Ngoài mục đích về quân sự và kinh tế, việc tạo ra những "chiến binh nửa người nửa vượn" không nhằm tạo ra một chủng tộc mới.
Đến thực tế binh đoàn "nửa người nửa vượn"
Từ lý thuyết tính toán đến thực tế thí nghiệm cách nhau khá xa. Các thí nghiệm này nhanh chóng bộc lộ những thiếu sót. Cuối cùng, không có một "siêu chiến sĩ" nào được tạo ra.
Những chiến binh nửa người nửa vượn chỉ tồn tại trên giấy (nguồn internet)
Nguyên nhân chính của thất bại này một phần do khoa học kỹ thuật lúc đó chưa đủ để các nhà khoa học có thể nghiên cứu đầy đủ sự tương thích của thí nghiệm. Thêm vào đó, sau khi Liên Xô tan rã (1991), việc nghiên cứu gần như gặp phải gián đoạn do khó khăn về tài chính.
Các nhà khoa học không thể đủ kinh phí để mua thức ăn cho vượn, thiếu điện và khí sưởi ấm đã làm cho nhiều cá thể, thậm chí cả các nhà nghiên cứu đã ra đi mãi mãi. Trung tâm nghiên cứu được ví như một công viên động vật hoang tàn.
Đứng trước thực tế đó, một số nhà khoa học tâm huyết đã tìm kiếm sự trợ giúp của các công ty bên ngoài để giữ lại các cá thể vượn cho các nghiên cứu thực nghiệm khác. Sự thất bại của thí nghiệm này mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học Nga hiện đại.
Ý tưởng tạo ra những chiến binh có sức mạnh và khả năng chịu đựng đã khơi nguồn cho các bộ phim giả tưởng về đề tài này trong thời gian qua.
Khỏa lấp những thất bại
Không đạt được kết quả như mong muốn, các nhà khoa học Liên Xô tiếp tục tiến hành huấn luyện số vượn đã có để chúng có thể thực hiện một số công việc nguy hiểm thay cho con người. Trong những năm 1950, đã có 6 còn vượn được huấn luyện thành công và đưa vào vũ trụ thực hiện một số sứ mệnh khảo sát, thám hiểm.
Để chọn lọc được những cá thể có đủ khả năng và trí thông minh thực hiện các nhiệm vụ được giao, các nhà khoa học đã mất rất nhiều thời gian cũng như loại bỏ nhiều cá thể trong quá trình chọn lọc và huấn luyện gắt gao.
Sao hỏa và tham vọng chinh phục của loài người (nguồn internet)
Trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX, các cá thể vượn tại Trung tâm thực nghiệm bệnh lý học và trị liệu Sukhimi tiếp tục được huấn luyện để chuẩn bị cho sự kiện đặt chân lên Sao Hỏa.
Theo các nhà khoa học Nga, cơ thể người và vượn có sự mẫn cảm giống nhau đối với bức xạ, do đó, không phải một loài động vật nào khác, chính vượn sẽ được thí nghiệm phản ứng với phóng xạ trước khi con người đặt chân lên Sao Hỏa.
Tuy nhiên, để có thể đặt chân lên Sao Hỏa thành công, các cá thể vượn còn phải vượt qua nhiều bài kiểm tra khác nhau nhằm kiểm tra năng lực thích ứng với môi trường không trọng lượng trong không gian với một thời gian dài.
Theo tính toán, thời gian để tàu vũ trụ bay vào Sao Hỏa phải mất đến 250 ngày và quay lại mặt đất cũng mất thời gian như vậy và cũng cần khoảng 20 ngày để đổ bộ lên Sao Hỏa.
Tài liệu tham khảo