Bị gọi là đồ nhà quê khi mặc áo fake, cậu bạn lập lên 'đế chế' thời trang ở trường cấp 3

MINH TÂM |

Tống Hoàng Thiên An - chủ tịch CLB thời trang THPT Nguyễn Thượng Hiền là ví dụ điển hình cho một Gen Z nói được và làm được.

Kế thừa vị trí người trẻ của Gen Y (thế hệ Millennials), G en Z đang ngày càng khẳng định khả năng của mình ở bất cứ đâu, bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Không chỉ dừng lại ở việc trẻ trung và năng động, Gen Z còn sở hữu cá tính quyết liệt, sức sáng tạo khủng khiếp và tính cách dám nghĩ, dám làm.

Tống Hoàng Thiên An, chủ tịch CLB thời trang ở trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Tp.HCM) là một ví dụ điển hình. Cậu bạn hiện đang là học sinh lớp 11 và sở hữu những bộ hình xịn đét như tạp chí.

"Thầy cô mình bảo thời trang là không thực tế nhưng oái oăm, thực tế là ai cũng phải mặc đồ"

Dù học sinh là quãng thời gian vô tư và thoải mái nhất thì trong những ngày đi học, ai cũng sẽ gặp phải khó khăn nhất định. Nhưng chính nhờ đó mà nhiều người lại càng quyết tâm thay đổi, thực hiện ước mơ và thể hiện cá tính của mình.

Với Thiên An, mọi chuyện bắt đầu từ việc những suy nghĩ đánh đồng từ bạn bè xung quanh về chuyện học tập: "Mình học khối tích hợp Toán, Lý, Hoá bằng tiếng Anh. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như những bạn giống mình bị cho rằng học lực chỉ từ trung bình đến khá là cùng. Tương tự những bạn giỏi Văn, giỏi Địa sẽ bị cho là chỉ cần học thuộc lòng, không cần phải tư duy, suy nghĩ. Mình thấy việc đánh giá như vậy là không công bằng".

Bị gọi là đồ nhà quê khi mặc áo fake, cậu bạn lập lên đế chế thời trang ở trường cấp 3 - Ảnh 1.

Tống Hoàng Thiên An

Chuyện này không chỉ diễn ra ở mảng học tập mà còn bị “áp dụng” sang cả ăn mặc: "Hồi mình học cấp 2, có lần đi chơi với trường, các bạn thấy mình mặc một chiếc áo OFF-WHITE fake nên đã gọi là 'đồ nhà quê', 'đồ giả'. Mình vốn dĩ không để ý đến chuyện real hay fake nhưng từ đó mình không mặc đồ mua nữa mà tự thiết kế, sắm vải và may.

Ban đầu mình chỉ may thêm vào quần áo có sẵn, nhưng sau đó thì mình học hỏi và tự làm từ A - Z. Mình cũng không muốn "đụng hàng" ai hết, mình đã tự nghĩ những bộ đồ mà không ai copy được".

Bị gọi là đồ nhà quê khi mặc áo fake, cậu bạn lập lên đế chế thời trang ở trường cấp 3 - Ảnh 2.

Thiên An (giữa) và bạn bè ở trường

Sau khi tự thiết kế quần áo cho mình, Thiên An đã quyết định xin phép giáo viên để mở CLB thời trang ở trường, tập trung các bạn có niềm đam mê giống mình. Tuy nhiên ngay từ giai đoạn xin "cấp phép" đã gặp khó khăn vì "ý tưởng không thực tế".

"Mình biết rằng các thầy cô e ngại vì lịch sử trường chưa có show diễn runway nào, mọi người mặc định hình thức ấy không tồn tại trong môi trường học đường. Ai cũng phải mặc quần áo nhưng không ai quan tâm một bộ đồ được tạo ra như thế nào. Đó chính là lý do khiến cho ngành này luôn mới và lạ lẫm" - Thiên An kể lại. Thật may là sau đó, cậu bạn đã thuyết phục thành công các thầy cô, CLB thời trang của trường có tên Etoiles được ra đời.

Bị gọi là đồ nhà quê khi mặc áo fake, cậu bạn lập lên đế chế thời trang ở trường cấp 3 - Ảnh 3.
Bị gọi là đồ nhà quê khi mặc áo fake, cậu bạn lập lên đế chế thời trang ở trường cấp 3 - Ảnh 4.

Sản phẩm của Etoiles

Mở CLB thời trang với một học sinh cấp 3 như Thiên An chắc chắn sẽ gặp những khó khăn nhất định. Chỉ tính riêng việc chụp hình ở nơi công cộng đã là cả một vấn đề: "Có hôm dù đã xin phép nhưng bảo vệ vẫn gây khó dễ cho tụi mình, mọi người xung quanh thì nhìn ngó, chỉ trỏ những bộ trang phục".

Tuy nhiên may mắn là khi những sản phẩm, bộ hình của Thiên An và CLB được đăng tải lên MXH, cả nhóm đã nhận về rất nhiều động viên, công nhận từ mọi người, nhất là bạn bè đồng trang lứa. "Người lớn và các thầy cô, có người tin tưởng, ủng hộ dù không biết tụi mình đang làm vì gì và cũng có người phản đối kịch liệt đến tận lúc này" - Thiên An tâm sự.

"Thời trang 'chạy' hơi nhanh nhưng mình muốn theo đuổi những thứ bền vững"

Ngày nay, khi nhắc tới thời trang, nhiều người trẻ thường nghĩ tới những clip phối đồ, màu nào đi với màu nào cho hợp rơ, làm sao để bắt kịp xu hướng. Vì vậy mà với Thiên An, thời trang 'chạy' hơi nhanh.

Nhưng bên cạnh đó trong mắt cậu bạn tài năng, thời trang có những khía cạnh chậm rãi, không vội vã. Đó là điều mà Thiên An hướng tới: "Ở một góc nhìn nào đó, thời trang 'chậm'. Ví dụ như áo sơ mi, quần jean không bao giờ bị lỗi mốt. Vì vậy mà nếu cho mình được chọn cuộc đời thiết kế ra 3000 bộ đồ fast fashion và 1 bộ đồ 'bất biến' sống mãi qua mọi thời đại, mình sẽ chọn thiết kế ra chỉ 1 bộ đồ mà thôi!".

Bị gọi là đồ nhà quê khi mặc áo fake, cậu bạn lập lên đế chế thời trang ở trường cấp 3 - Ảnh 5.

Thiên An trong 1 bộ ảnh của CLB

Thiên An cũng gửi lời nhắn nhủ đến những Gen Z như mình và tất cả mọi người: “Mình chỉ mới là học sinh cấp 3 nên thiết kế cũng chưa nhiều sâu sắc hay ấn tượng. Nhưng mình mong những dự án của mình có thể truyền động lực đến những bạn trẻ tự tin bước ra khỏi vùng an toàn. Làm, chúng ta sẽ có lúc thành công, có lúc thất bại còn không làm thì sẽ chẳng có gì xảy ra hết. Ai cũng có tiềm năng nhưng nếu mọi người không làm, tiềm năng sẽ mãi mãi là ẩn số.

Ngoài ra, mình cũng muốn mọi người giảm bớt định kiến về quần áo, như đàn ông mặc màu hồng là yếu đuối, mặc váy là đàn bà,... Thời trang hiện đại không còn xoay quanh vấn đề chức năng mà theo mình, thời trang là một cách thể hiện bản thân. Thế nên ai cũng cần được tôn trọng, bao gồm cả cách họ thể hiện, thứ họ vốn có".

Bị gọi là đồ nhà quê khi mặc áo fake, cậu bạn lập lên đế chế thời trang ở trường cấp 3 - Ảnh 6.

Thiên An mong muốn mọi người giảm bớt định kiến về quần áo

Chung quy, Gen Z có làm gì thì cũng luôn cần sự ủng hộ từ người lớn. Bởi vì sống quá nhiều, mỗi người đều hình thành được công thức riêng của mình, để có một chỗ đứng trong xã hội. Nhưng công thức cá nhân đó không thể áp dụng lên tất cả mọi người. Và đôi khi, việc cần làm chỉ là nhắm mắt rồi trao vào tay những đứa trẻ tập lớn chiếc chìa khóa tới tương lai mà thôi.

Ảnh: NVCC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại