Mới đây một bệnh viện ở Trung Quốc tiếp nhận một ca bỏng nước sôi 100 độ của cậu bé 4 tuổi. May thay, tình trạng bỏng của cháu bé nhanh chóng được giảm bớt nhờ sự nhanh trí của người mẹ.
Tiểu Nghiên đang nấu ăn trong bếp thì cậu con trai tinh nghịch va phải ấm nước mới nấu và bị bỏng nước sôi 100 độ. Thấy cháu trai khóc lớn, bà nội vội chạy vào nhà vệ sinh lấy kem đánh răng, người bố thì cuống cuồng lấy xì dầu. Tuy nhiên, Tiểu Nghiên vội ngăn lại.
Cậu bé tinh nghịch va phải ấm nước mới nấu và bị bỏng nước sôi 100 độ. Ảnh: Toutiao
Vốn là người thích đọc sách và có kiến thức về nuôi dạy con cái, Tiểu Nghiên biết rằng không nên dùng kem đánh răng hay nước tương khi bị bỏng vì sẽ gây nhiễm trùng. Thay vào đó, cô áp dụng những điều đã học được trên một tạp chí khoa học để sơ cứu kịp thời cho con.
Nhờ đó, vết bỏng của cậu con trai lành lại rất nhanh sau khi điều trị tại bệnh viện. Cách xử lý thông minh của Tiểu Nghiên được bác sĩ khen ngợi. Phương pháp sơ cứu này nếu được thực hiện đúng cách cũng sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn trong những tình huống khẩn cấp.
Dưới đây là 4 bước sơ cứu mà người mẹ Tiểu Nghiên đã thực hiện khi con bị bỏng:
Bước 1 : Sau khi bỏng, rửa vết bỏng trực tiếp dưới vòi nước lạnh khoảng 20-30 phút.
Khi bị bỏng, nhiệt độ của da sẽ tăng lên tức thì, hãy dùng nước lạnh để hạ nhiệt vùng da bị bỏng. Điều này vừa giúp giảm nhiệt độ của vết bỏng, vừa giúp giảm sưng, giảm độ sâu của vết thương hiệu quả.
Vì vùng da bị bỏng bị quần áo che lấp cần cắt sạch cẩn thận để vùng da bị bỏng lộ ra. Ảnh: Toutiao
Bước 2 : Cởi quần áo của trẻ
Vì vùng da bị bỏng của bé bị quần áo che lấp nên mẹ bé đã cầm kéo cắt sạch cẩn thận để vùng da bị bỏng lộ ra, và hạn chế trường hợp vết bỏng bị cọ xát dẫn đến bị vỡ.
Bước 3 : Tiếp tục ngâm vết bỏng dưới nước
Sau đó, mẹ bé yêu cầu người bố đổ đầy nước lạnh vào chậu và để bé ngâm bàn tay bị bỏng trong 15 phút. Sau khi ngâm, chỗ bị bỏng dường như bớt đỏ hơn.
Bước 4 : Băng vết thương
Mẹ bé nhanh chóng lấy gạc sạch và tiến hành băng vết thương .
Bước 5 : Đưa trẻ vào bệnh viện
Sau khi được sơ cứu, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.
Lấy gạc sạch và tiến hành băng vết thương. Ảnh: Toutiao
Trong toàn bộ quá trình, Tiểu Nghiên đã rất bình tĩnh xử lý tình huống nhờ vậy mà cứu được con trai mình. Các bác sĩ cũng cho biết, các phương pháp sơ cứu ở trên không chỉ thích hợp cho trẻ em, mà còn cho cả người lớn. Vì vậy, mọi người nên ghi nhớ những điều này để đề phòng trường hợp xấu cũng xảy ra trong gia đình mình.
Ngoài ra, nhiều phụ huynh tin tưởng vào các phương pháp chữa bỏng dân gian như bôi xì dầu, kem đánh răng… kiểu sơ cứu này hoàn toàn sai lầm, mọi người không nên làm theo, không chỉ khiến vết thương của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn mà còn khiến quá trình điều trị khó khăn hơn.
Tuy nhiên, ngoài việc học hỏi những kiến thức xử lý khi trẻ bị bỏng, tốt nhất các bậc phụ huynh cần biết cách phòng tránh trẻ khỏi những nguy hiểm xung quanh như bếp, chảo dầu, nước sôi... Một khi tình trạng bỏng nước của trẻ vượt quá cấp độ 2 rất dễ để lại sẹo, cấp độ 3 có thể gây nhiễm trùng và đe dọa tính mạng. Cha mẹ hãy nâng cao tinh thần cảnh giác để bảo vệ chính mình và những người thân bên cạnh.
Theo Toutiao