Móng chân của trẻ sơ sinh rất nhỏ, bố mẹ nên cẩn thận mỗi khi cắt tỉa móng chân của trẻ.
Trường hợp của bé sơ sinh 10 tháng tuổi dưới đây, người mẹ vì lo sợ móng chân dài sẽ khiến con bị thương nên đã cắt tỉa móng chân cho bé.
Sau khi cắt tỉa móng chân, ngón chân cái của bé bị sưng tấy và bé có biểu hiện sốt cao.
Người bố lập tức đưa con đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ khoa nhi Lưu Thành Chí chẩn đoán: Bệnh nhi đang suy giảm bạch cầu và cần lập tức truyền máu.
Bác sĩ Lưu Thành Chí kết luận: Người mẹ do bất cẩn khi cắt tỉa móng chân đã khiến em bị thương, vết thương không xử lý tốt nên đã bị nhiễm khuẩn.
Ngón chân của bé tím tái, sưng phù và có dấu hiệu hoại tử.
Bác sĩ cho biết thêm: Trường hợp của bệnh nhi là mạch máu và tổ hợp dưới da bị viêm nhiễm. Ngón chân cái của em bị sưng phù và có dấu hiệu hoại tử.
Cần phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ mủ, cắt bỏ phần da bị hoại tử để tránh tình huống nghiêm trọng là cắt bỏ ngón chân cái.
Đồng thời ông cũng nhắc nhở bố mẹ nên tránh cắt vào phần da của trẻ khi cắt tỉa móng chân tay, bởi điều này có thể khiến tổ hợp dưới da bị viêm nhiễm.
Khi ngón chân của trẻ bị viêm khuẩn và có mủ, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh nếu thuốc kháng sinh không công hiệu thì phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ mủ.
Liệu bố mẹ có nhất thiết phải cắt tỉa móng chân tay cho trẻ sơ sinh không?
Bác sĩ Lưu Thành Chí cho biết: Khi trẻ chưa đủ tháng tuổi, các bậc phụ huynh tốt nhất không nên cắt tỉa móng chân móng tay của trẻ.
Bởi móng chân tay của trẻ nhỏ rất mềm và dễ bị tổn thương nếu thao tác của bố mẹ không cẩn thận.
Bố mẹ nên chọn thời điểm tốt nhất là khi trẻ đang ngủ để tránh trường hợp trẻ giãy giụa và bị thương khi cắt tỉa móng chân tay.
Ông cũng khuyến cáo thêm không nên sử dụng bộ bấm móng chân tay của người lớn áp dụng với trẻ nhỏ.
Tốt nhất nên sắm riêng một bộ bấm móng chân tay dành cho trẻ. Khi bấm móng cần kiểm soát lực, bố mẹ không nên cắt quá ngắn để tránh cắt vào phần da của trẻ.
Nguồn: Topick