Báo Ukraine: Đào đâu ra thứ này bây giờ?

Hoài Giang |

Tờ Defense Express (Ukraine) cho rằng câu hỏi này đã trở nên khó trả lời hơn nhiều ngay cả so với trước khi Phương Tây viện trợ quân sự ồ ạt cho Kiev vào năm 2022.

Đồ Phương Tây "có vấn đề", cần tìm đồ Liên Xô?

Gần như ngay sau khi nhận chuyển giao xe tăng NATO, Ukraine đã gặp phải những vấn đề lớn.

Điều đầu tiên là số lượng của chúng không đủ cho nhu cầu của các lực lượng vũ trang Ukraine, tiếp theo là thời gian để phục hồi chúng (từ dạng niêm cất) kéo dài nhiều tháng - có thể ví dụ như với Leopard 2A4 thời gian này lên tới 9 tháng.

Cuối cùng đó là năng lực của các nhà sản xuất Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) ở các nước NATO. Hóa ra là họ không thể đưa ra các cam kết cụ thể về số lượng sản xuất xe tăng mới.

Và trong tình huống hiện tại - cũng như vào năm 2022 - Ukraine cần quay trở lại tìm kiếm các MBT Liên Xô.

Nhưng vấn đề là nguồn cung từ các nước NATO từng là thành viên khối Hiệp ước Warsaw đã cạn, và việc tìm kiếm phải mở rộng ra những nơi khác.

Báo Ukraine: Đào đâu ra thứ này bây giờ?- Ảnh 1.

Hình minh họa.

Châu Phi

Cần lưu ý rằng về vấn đề này ngay cả các đồng minh của Ukraine cũng đã nhìn ra ngoài Châu Âu từ lâu.

Ví dụ như phụ tùng thay thế cho T-72B Ukraine được người Mỹ lấy từ một quốc gia Bắc Phi và sau đó là vài chục chiếc MBT cùng xuất xứ được cung cấp cho Ukraine sau quá trình phục hồi ở Séc.

Nếu lướt qua các quốc gia Châu Phi có số lượng T-72 đáng kể thì không thể bỏ qua Algeria - nơi 325 MBT loại này tọa lạc cùng hơn 600 chiếc T-90SA.

Nhưng vấn đề là Moscow đang là nguồn cung vũ khí gần như duy nhất cho Algiers - và việc nước này tiếp tục mua vũ khí Nga (ví dụ như Tor-M2K trên khung gầm do Belarus sản xuất được họ trình làng vào tháng 6/2023) đã loại bỏ khả năng chuyển giao MBT Nga cho Ukraine.

Báo Ukraine: Đào đâu ra thứ này bây giờ?- Ảnh 2.

T-90SA của Algeria.

Có thể liệt kê một số quốc gia Châu Phi khác đang sử dụng T-72.

Nhưng vấn đề chỉ đơn giản là số lượng của chúng không vượt quá 50 đơn vị - nghĩa là khả năng số lượng đến tay người Ukraine chỉ là từng đơn vị chứ không phải hàng chục.

Đó là chưa kể tới các quốc gia như Congo, sở hữu số lượng T-72 trên giấy tờ là 100 chiếc nhưng đang xảy ra xung đột liên tục.

Do vậy Ukraine chỉ có thể tìm kiếm ở những nơi khác ngoài Lục địa Đen.

Trung Đông

Cơ hội của Ukraine ở những nước Trung Đông có quan hệ bình thường với Mỹ - quốc gia duy nhất có thể đưa ra các cam kết "xoay vòng" (thay thế xe tăng Liên Xô bằng xe tăng do Mỹ sản xuất).

Có thể ví dụ như Kuwait hiện đang sở hữu 75 chiếc M-84 (biến thể T-72 của Nam Tư cũ).

Nhưng đang có tin đồn trên truyền thông Serbia là Kuwait đang tính đại tu 100 chiếc xe tăng loại này ở nhà máy Duro Dakovic tại Croatia (theo truyền thông Nga thì đích đến là Ukraine).

Báo Ukraine: Đào đâu ra thứ này bây giờ?- Ảnh 3.

M-84 của Kuwait.

Bản thân người Croatia cũng đang có 74 chiếc M-84 trong trang bị và việc chuyển giao một phần trong số đó cho Ukraine đã được xem xét vào đầu năm 2023.

Nhưng mọi thứ đều liên quan tới cam kết "xoay vòng", bởi vì Zagreb muốn nhận được số lượng MBT Leopard 2 tương đương với số M-84 mà họ chuyển đi.

Một nhà tài trợ xe tăng tiềm năng khác cho Ukraine là T-80U của Cộng hòa Síp, quốc gia dường như cũng bị ràng buộc với cam kết "xoay vòng", nhưng lần này không phải là Mỹ mà là Israel.

Vào tháng 7/2023, truyền thông Phương Tây đưa tin rằng Tel Aviv sẽ bàn giao cho Nicosia những chiếc Merkava Mk 2 và 3 - nhưng cuộc xung đột với Hamas gần đây và những vấn đề nghiêm trọng khác đã chôn vùi những kế hoạch này.

Hiện các đơn vị cơ giới mới của IDF (Lực lượng Phòng vệ Israel) sẽ được thành lập trên những cỗ máy đó. Có nghĩa là 82 chiếc T-80U của Síp cũng chỉ đang ở "đường chân trời".

Báo Ukraine: Đào đâu ra thứ này bây giờ?- Ảnh 4.

T-80U của Cộng hòa Síp.

Nam Á

Trên thế giới vẫn còn 2 quốc gia sở hữu số lượng khổng lồ MBT Liên Xô, không những vậy chúng đã được hiện đại hóa. Đầu tiên là Pakistan, nước sở hữu hơn 2.500 MBT trong đó phần lớn là xe Trung Quốc và 315 chiếc T-80UD từng của Ukraine.

Nhưng khả năng chúng "trở về" cũng đòi hỏi sự "xoay vòng". Ví dụ như các thông tin được công bố vào tháng 3/2023 cho thấy khoảng 44 chiếc T-80UD và 40 BMP-1 đã được đổi lấy 40 Marder của Đức.

Thứ hai là Ấn Độ, họ đang sở hữu 3.700 MBT trong đó có 2.500 T-72 và 1.200 T-90S (chưa kể 1.300 T-90 khác đang niêm cất). Nhưng xét đến việc Ấn Độ tiếp tục hợp tác sâu rộng với Nga, khó có thể xem xét đến việc Ukraine nhận chúng.

Có thể thấy hiện chưa thể đưa ra kết luận rằng ở đâu đó trên thế giới vẫn còn một số lượng lớn xe tăng Liên Xô sẵn sàng chuyển tới tay người Ukraine.

Hàn Quốc hiện đang sở hữu 43 T-80U và 67 BMP-3, tuy nhiên họ tiếp tục giữ quan điểm không thể cung cấp vũ khí sát thương cho chính quyền Kiev.

Lý do là vì theo khoản 1 điều 8 của thỏa thuận năm 1997 về hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, công nghiệp quốc phòng và hậu cần giữa chính phủ Hàn Quốc và Nga, cả hai nước “không có quyền trao tặng hay bán lại cho nước thứ ba những vũ khí đã cung cấp cho nhau, mà không được sự đồng ý bằng văn bản của phía bên kia”.

Do đó, Hàn Quốc không thể cung cấp cho Ukraine số khí tài mà Nga đã chuyển giao, dưới bất kỳ hình thức nào, dù là bán lại hay trao tặng.

Báo Ukraine: Đào đâu ra thứ này bây giờ?- Ảnh 5.

T-80 của Hàn Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại