Chuyên gia: Để Ukraine ngã ngũ ngay mùa hè này, Nga nên tính tới 'cha của các loại bom'?

Hoài Giang |

Theo cây viết Serge Ishchenko của SVPressa, đây là thời điểm có một không hai để Nga ra quyết định bước ngoặt cho cuộc xung đột Ukraine.

2 thứ giúp Không quân Nga thoát khỏi bế tắc?

Hôm 18/3, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Ivan Gavrilyuk đã công bố một số liệu quan trọng. Và đó là về lượng bom hạng nặng trung bình mỗi ngày được Nga rút xuống đầu các lực lượng Ukraine.

Cụ thể nếu so sánh với năm 2023, số liệu đã tăng ở mức không tưởng - gấp 16 lần.

Ông Gavrilyuk cũng chỉ ra rằng trong 77 ngày đầu năm 2024, hơn 3.500 quả bom các loại của Nga đã được ném vào các mục tiêu dọc theo chiến tuyến ở Ukraine.

Chi tiết hơn, vị sĩ quan cao cấp Ukraine chỉ ra rằng mỗi ngày khoảng 45 trái bom rơi xuống tuyến phòng thủ thứ nhất và thứ hai của họ.

Tại sao điều này lại xảy ra khi chỉ 1 năm trước, chúng ta (Nga) thậm chí không đủ khả năng để "trao đi" dù chỉ 3 trái bom mỗi ngày - khiến tiền tuyến gần như đứng yên trong nhiều tháng?

Tất cả là bởi vì cho đến khoảng tháng 1/2024, Không quân Vũ trụ Nga (VKS) đã bị buộc phải đưa cường kích Su-25 thực hiện các cuộc tấn công không mấy chính xác bằng rocket không điều khiển S-13.

Video phi công bật dù nhảy thoát hiểm khỏi Su-25 ngay trước khi máy bay phát nổ do hỏa lực của phía Ukraine vào tháng 10/2022 (Nguồn: Telegram Bộ Quốc phòng Nga).

Rocket 122 mm S-13 có trọng lượng đầu đạn từ 14,5 đến 20 kg, sức công phá của nó có thể coi như tương đương với đầu đạn của MRLS (Pháo phản lực phóng loạt) BM-21 Grad.

Mặc dù khá mạnh mẽ nhưng trước các công sự vững chắc - S-13 giống như "đắp thuốc cho người chết rồi". Nói cách khác, để biến một công sự Ukraine thành cát bụi, sẽ cần ít nhất là 20 rocket S-13.

Ngược lại, không có bất kỳ lối thoát nào cho khí tài, nhân lực và các công sự (bao gồm cả công trình ngầm) của đối phương nếu thứ tấn công chúng là chỉ 1 trái bom nặng 1,5 tấn của Nga.

VKS đã được thừa hưởng những thứ đó từ lâu - từ người Liên Xô. Nhưng lý do chúng chưa được "cửu vạn" ra tiền tuyến Ukraine là vì họ lo sợ (hợp lý) về các hệ thống phòng không của đối phương.

Và theo quy định, các máy bay của VKS ngoại trừ Su-25 không được phép tiếp cận tiền tuyến Ukraine gần hơn 50-70 km.

Tuy nhiên vào đầu năm 2024 đã phát sinh 2 thứ đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện.

Đầu tiên là cuối cùng - sau nhiều thập kỷ thử, sai, sửa, thử - cái gọi là  "Hệ thống trinh sát và tấn công" (RUK) của Nga ít nhiều đã hoạt động hiệu quả.

Bản chất của RUK là nếu phát hiện một mục tiêu quan trọng, các năng lực tấn công có sẵn sẽ tiêu diệt nó gần như ngay lập tức, bỏ qua các bước trao đổi, thảo luận và cho phép từ cấp trên.

Mục tiêu chính của RUK là tấn công trước khi đối phương rời khỏi khu vực nguy cơ. Và hiện cũng đã rõ tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M rất phù hợp với RUK.

Đây chính xác là cách các xe phóng của MIM-104 Patriot và S-300 đã tan thành mây khói cách Donetsk khoảng 67 km về hướng Tây Bắc vào ngày 8/3 vừa qua.

Tại sao chúng ở gần tiền tuyến đến vậy? Vâng, tất cả đều vì một lý do là ngày này qua ngày chúng di chuyển tới vị trí phục kích để cố bắt máy bay Nga.

Khoảnh khắc tên lửa Iskander-M tập kích vị trí triển khai khẩu đội phòng không Patriot của Ukraine.

Yếu tố thứ hai việc nguồn cung cấp vũ khí phòng không của NATO tới Ukraine đang bị ngừng và sẽ tiếp tục trong một khoảng thời gian không xác định.

Riêng đối với Patriot, được biết lô tên lửa cuối cùng dành cho chúng đến tay Kiev vào tháng 12/2023.

Dù Patriot có thể được khôi phục nhưng liên quan tới S-300 và Buk - những thứ thực sự gây ra rắc rối cho VKS - tất cả sắp chấm hết vì chỉ có duy nhất Nga là nước sản xuất tên lửa cho chúng.

Nga nên tính tới "cha của các loại bom"?

Hiện các quan chức ở Kiev đã cảnh báo Phương Tây rằng sự suy giảm khả năng phòng không của Ukraine sẽ nhanh chóng ảnh hưởng không chỉ đến sự ổn định của tiền tuyến mà còn về những thay đổi trong cán cân chiến lược.

Gần như tất cả các nhà phân tích Phương Tây đều đưa ra dự đoán rằng cuối tháng 3/2024 sẽ là thời điểm "thảm họa" của lực lượng phòng không Ukraine sẽ trở thành hiện thực và điều này không thể thay đổi được.

Tờ The Telegraph của Anh còn nhấn mạnh: "Điều này có nghĩa là thay vì cố gắng bắn hạ 4 trong số 5 tên lửa của Nga như hiện nay, Ukraine sẽ sớm phải hạn chế tiêu hao tên lửa bằng việc bắn hạ ít nhất 1 trong số 5 tên lửa".

Tuy nhiên điều ngạc nhiên là gần đây truyền thông Ukraine đưa tin Tướng Syrsky đã thuyết phục Tổng thống Zelensky thực hiện một bước đi không tưởng được đó là chuyển MIM-104 Patriot từ Kiev và Odessa đến gần tiền tuyến.

Rất có thể đây là nỗ lực xua đuổi các máy bay ném bom Nga - và câu chuyện số Patriot ít ỏi này sẽ tồn tại được bao lâu sau các sự kiện như ngày 8/3 có vẻ là một chủ đề tôi sẽ viết trong bài khác.

Nhưng có một thực tế mà tôi nhận ra sau các thông tin nói trên là việc có thể các oanh tạc cơ tầm xa của Nga như Tu-22M4 sẽ xuất hiện trên đầu đối phương vào mùa hè năm nay.

Cho đến nay, chúng ta mới chỉ nhìn thấy chúng một lần ở khu vực "chiến dịch quân sự đặc biệt" - đó là vào năm 2022 và trên Nhà máy thép Azovstal ở Mariupol.

Chúng đã ném những trái bom chân không ODAB-9000 có sức nổ tương đương với 44 tấn TNT vào các hầm ngầm của nhà máy được các kỹ sư Liên Xô xây dựng phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân bùng phát.

"Thuyết khách" siêu nặng này của Nga - xứng danh với cái tên "cha của các loại bom" - đã ngay lập tức thuyết phục được một đơn vị phòng thủ lớn của Ukraine đang ẩn náu trong "khu rừng bê tông sắt thép" phải đầu hàng.

Câu hỏi lúc này của tôi là nếu chúng (Tu-22M4 và ODAB-9000) được cho đi "thăm thú" các mục tiêu mà Patriot không còn bảo vệ, mọi thứ sẽ nhanh chóng như thế nào?

Oanh tạc cơ Nga ném bom vào Nhà máy thép Azovstal hôm 16/4/2022 (Nguồn: Youtube).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại